Search This Blog

PHÒNG PHONG THẢO-chữa viêm dạ dày ruột, thấp khớp

PHÒNG PHONG THẢO


Tên khác: Hy kiểm, Thiên thảo, Phòng phong thảo, Dị thần, Dị phần ấn, Thổ hoắc hương,  Sơn kiềm.
Tên khoa học: Anisomeles indica (L.) Kuntze; họ Hoa môi (Lamiaceae).
Tên đồng nghĩa: Ajuga disticha (L.) Roxb.; Ajuga glabrata Benth. ex Wall.; Ajuga mollissima Wall. ex Steud.; Anisomeles albiflora (Hassk.) Miq.; Anisomeles disticha (L.) B.Heyne ex Roth; Anisomeles glabrata Benth. ex Wall.; Anisomeles malabarica var. albiflora Hassk.  ; Anisomeles mollissima Wall.; Anisomeles ovata W.T.Aiton; Anisomeles secunda Kuntze; Anisomeles tonkinensis Gand.; Ballota disticha L.; Ballota mauritiana Pers.; Epimeredi indicus (L.) Rothm.; Epimeredi secundus Rothm.;      Marrubium indicum (L.) Burm.f.; Monarda zeylanica Burm.f.; Nepeta amboinica L.f.; Nepeta disticha (L.) Blume; Nepeta indica L.; Phlomis alba Blanco
Tên tiếng Anh: Indian catmint
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,70 - l,20m. Thân vuông, mọc đứng, có nhiều lông nhất là ở ngọn và trên các cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7 - 15 cm, rộng 3-6 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép Miía răng, hai mặt đều có lông dày; cuống lá dài 1 - 5 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành nhiều vòng rất sít nhau; lá mọc ở cụm hoa giống với lá thường, lá bắc hình mác hẹp; hoa không cuống, màu. hồng hoặc đỏ tía; đài hình chuông có 5 răng đều; tràng có ống ngắn chia 2 môi, môi trên rộng chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn, môi dưới ngắn; nhị 4. Quả bế gồm 4 quả hạch con, hình trứng dài và nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 12-3.

Phòng phong thảo: Anisomeles indica
Phòng phong thảo: Anisomeles indica (L.) Kuntze
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Anisomelis Indicae).
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc trên đất hoang ở nhiều nơi, chỗ ẩm mát.
Sinh thái: Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, độ cao dưới 1000m. Cỏ thiên thảo ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở nương rẫy và thung lũng,
Thu hái: Thu hái toàn cây vào hè - thu, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Cỏ thiên thảo chứa các chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau:
- Các chất terpen: ovatodiolid; 4, 5-epioxyovatodiolid; acid anisomelic; acid 4, 7 - oxycycloanisomelic; 4-methylen-5-hydroxyovato-diolid; acid 4 - methylen-5-oxoanisomelic; iso - vatodiolid; betulin; glutinon; friedlin; glutinol; β-amyrin.
- Các flavonoid: cosmosiin; terniflorin, anisofloin A; prunin - 6”- p - coumarat; prunin - 3", 6" di - p - coumarat; apigenin - 7 - o - β - D - (2", 6"- di - O - p - coumaroyl) - glucosid; apigenin - O - p - D (4", 6"-di-O- p coumaroyl) glucosid; 5, 6 - dimethyl - 7, 3', 4’- trihydroxyflavon; 5 - hydroxy - 6, 7, 3', 4'-tetramethoxyflavon, 4,5 - dihydroxy - 6, 7, 3’-trimethoxyflavon; 5, 7, 4' - trihydroxyflavon.
- Các thành phần khác: methyl-p-hydroxycinamat; β-sitosterol - 3- O- β- D- glucosid; n-hexacosanol.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu.
Công dụng, cách dùng, liều dùng:
Cỏ thiên thảo làm dễ tiêu, lợi trung tiện, hạ sốt, lợi tiểu, chữa đau bụng, đầy hơi, bụng trướng, nôn mửa, viêm dạ dày ruột, rối loạn tiết niệu, thấp khớp. Ngày 20 - 40g sắc uống. Rễ cây chữa rắn độc cắn.
Lá vò ra có mùi hôi, nhưng phụ nữ vẫn dùng cây có hoa nấu nước gội đầu.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng cỏ thiên thảo chữa cảm mạo, ho, viêm
Bài thuốc:
1. Ngoài da nổi mẩn ngứa, eczema: 40-60g cây nấu nước xông rửa, và uống 1 bát khi thuốc nguội.
2. Chữa ăn không tiêu, đau bụng đầy hơiy bụng trướng, đi ngoài phân sống: Cỏ thiên thảo 20g, nghệ đen 8g. Sắc uống.
3. Chữa cảm gió, cảm cúm, sốt gai rét, không ra mồ hôi, đau mình hoặc ngoài da mẩn ngứa: Cỏ thiên thảo 30 - 40g, thêm 3 lát gừng, nấu nước, xông cho ra mồ hôi, uống một bát, khi thuốc còn nóng.
4. Chữa thấp khớp, thân thể đau nhức: Thân cành cỏ thiên thảo và dây đau xương, mỗi vị 30g/ngày. sắc uống.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 510-513
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Flora of China Vol. 17 Page 188
The Plant List 2013

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com