TẬP
9. QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỄN GIẢI (PHAN BỘI CHÂU TOÀN TẬP)
NHÀ
XUẤT BẢN THUẬN HÓA
TRUNG TÂM VĂN HÓA NGÔN NGỮ ĐÔNG TÂY
LỜI GIỚI THIỆU
Từ Âu học tràn khắp
phương Đông, học giả phương Đống say mê theo ngọn triều Âu
hoá.
Nói đến triết học thời kể những
Bá Lạp Đo (Platon), Khang Đức (Emmanuel Kant), Tô Cách Lạp Đề (Socrate), v.v...
nay dẫn sách này, mai diễn thuyết nọ, mà bao nhiêu triết học sẵn có ờ bên
phương Đông ta, xem như một vật trong Viện Tàng cổ, mà không ai nhắc đến.
Gần đây, các nhà học giả Âu Tây,
khảo sát văn hoá phương Đông, nhiều người tỏ lòng sùng bái, tìm
sách xưa mà dịch ra để thu nhập tư tưởng cho học giả Âu
Tây.
Xem bài Ký yết Khổng miếu của bác
sĩ Ô Lư, người Pháp, thời rõ người Tây
yêu chuộng triết học Đòng phương là dường nào. (Bài này nguyên Pháp văn, báo
Nam Phong số 83 có dịch đăng).
Ký giả có một người bạn tinh thâm
Hán học, trên hai mươi năm du lịch nước Nhật và nước Tàu, cùng học giả Đông Tây
giao thiệp cũng nhiều, nay tuổi đã già không muốn chen minh vào
trong cuộc đời đáng chán này, xoay lại đóng cửa đọc sách, làm bạn cùng mấy bậc
danh triết đời xưa. Trong lúc thong thả, nhàn đem bản Chu
Dịch dịch ra quốc văn,
lấy tư tưởng cao thượng dung hợp mà
giải thích
theo lối vũ trụ quan, nhân sanh quan phát triển được nhiêu tinh
diệu, và thích hợp với lẽ tiến hoá.
Thuở nay nhiều người xem bộ Chu
Dịch như một thứ sách chỉ dừng về việc bói, việc số,
đã không ích cho đời, mà lại dẫn người đời vào cõi mê tín. Nay có bản sách này,
không khác gì dọn gai gốc mà thấy đường bang, vén mây mù mà thấy mặt
trời, làm cho chăn tướng triết học cùa Thánh hiền Đông phương bị che lấp mấy
trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị
cùa bản sách này không phải là ít.
Toàn bản Chu Dịch
Quốc văn này cá mười quyển nhỏ, dầu từ quẻ Càn,
sau đến quẻ Vị Tế, gồm sáu mươi bốn
quẻ, Hào từ, Tượng,
Soán, đều có giải nghĩa, mà bình luận một cách rõ
ràng.
Hiện xã
hội ta ngày nay, đối với Hán học có chiều lãnh đạm, nhất là triết học cao
sáu thâm thuý như bản Chu Dịch này, lại cũng ít người muốn xem;
mà có lẽ củng ít hiểu nữa. Vì thế, nên chưa dám in vội.
Tuy vậy, ngọc ở trong đá, vàng ở
dưới bùn, dầu là ít người thưởng thức đến, song cái giá trị quý báu của nó
không vì cái có che lấp ấy mà tiêu mòn, mà hai mươi triệu con Hồng cháu Lạc này
há lại không có người có cái ý tưởng đối với triết học phương Đông ta, mà tỏ
lòng muôn bảo tân và phát triển ra hay sao ?
Kí giả nghĩ thế,
nên trước hết viết mấy lời tỏ càng đồng bào ta biết nhà Hán học ta có người học
được thăm thuý, đủ tri thức mà phát triển được những học thuyết của Thánh triết
xưa, để công hiến cho kê hậu học, sau xin đăng bài Tựa của người làm bản sách
Chu Dịch Quốc văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự
ấn hành xin đợi ngày khác.
MINH VIÊN
VỀ VĂN BẢN TÁC PHẨM QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỀN GIẢI
Đây là một công
trình biên khảo khá đồ sộ và có giá trị lớn của Phan Bội Châu
trong những năm cuối đời, khi Cụ sống ở Bến Ngự (Huế). Phan Bội Châu thật đã
không bỏ phí một khoảnh khắc thời gian nào của cánh sông
"vò liêu" lúc bấy giờ để sống một cách có ích nhốt. Nhu là một học
giả uyên bác, một nhà tư tưởng tầm cỡ của thời đại, Cụ đã đồn hết
sức lực và tâm huyết để nghiên cứu thêm, giải thích lại một số thành tựu vĩ đại
của văn hóa phương Đông dành cho các thê hệ con cháu mai sau:
- Bộ
Kinh Dịch (Quốc văn Chu Dịch diễn giải).
- Học
thuyết của Khổng Tử (Khổng học đăng).
- Tư
tưởng triết học Phật giáo (Phật học đăng) v.v...
Cụ nghiên cứu Kinh Dịch và hoàn
thành việc biên khảo hộ sách này với hơn 1.000 trang bản
thảo, rồi cho chép tay làm 3 bàn "chữ quổc ngữ", mỗi bản chép trên
khoảng 30 quyển vở giấy học sinh loại 48 trang (giấy kẻ ngang khổ 15
x 22 cm). Những bộ bản thảo
"gốc" này giao cho người thân của Cụ cất giữ. Sau dó, cuối năm 1937
trên một mặt báo Tiếng Dân (số phụ trương Chủ nhật), cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có
bài giới thiệu, "quảng cáo" về bộ
sách này: "... trước hết viết mấy lời tỏ cùng đồng bào
ta, biết nhà Hán học ta có người học dược thâm thúy, đủ trí thức mà phát triển được
những học thuyết của Thánh triết xưa, để cống hiến cho kẻ hậu học, sau xin dăng
bài Tựa của người làm bản sách Chu Dịch Quốc văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng
đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự ấn hành xin đợi ngày khác".
Nhưng rồi bộ sách này cũng không có điều kiện xuất bản khi
Cụ Phan còn sống.
Năm 1943, ở
trong Nam, xuất bàn cuốn sách của Phan Văn Hùm nhan đề
Vương Dương Minh, người ta đọc thấy, lần đầu tiên có trích dẫn một số đoạn của
bộ Quốc văn Chu Dịch diễn giải. Có chỗ tác già chép lại cả một mục đề
"Vương học ở Nhật Bán" rút từ bộ sách trên để
thuyết minh cho luận điểm của mình. Không rõ Phan Văn Hùm có giữ
một "bản thảo gốc" nào của
bộ Quốc văn Chu Dịch diễn giải và đến nay bản ấy có còn nữa không?
Nhưng toàn văn bản thảo của
bộ sách này thì mãi đến năm 1967, nhân kỉ niệm 100 năm
ngày sinh của Phan Bội Châu, chúng tôi mới phát hiện được một
phần: 16 tập trong tổng số 30 tập tại kho lưu trữ tư liệu của Ti Văn hóa Nghệ
An. Hồi đó, chúng tôi đã "thông báo" trên báo
Nhân Dân số ra ngày 29 - 12
- 1967. Sau đó tìm hiểu kĩ thì biết xuất xứ của bộ bản thảo gốc này là do ông
Nguyễn Văn Yêm (thường gọi là Thầy
Êm) là người cháu gọi Cụ Phan bằng cậu, nguyên là học
trò của Cụ những năm 1934 - 1938 tại Bên Ngự, được Cụ giao cho cất giữ một
trong ba bộ "bản thảo gốc". Sau Cách mạng
Tháng Tám 1945, ông Nguyễn Văn Yêm đã đem tặng lại cơ quan văn hóa của tỉnh Nghệ
An cùng vái một số tác phẩm khác của Phan Bội Châu. Nhưng qua thời gian, bộ bản
thào này đã bị thất lạc mất một số.
Đồng thời với
sự phát hiện trên ờ Nghệ An thì tại Huế, trong cuộc triển lãm các hiện vật và
tác phẩm cùa Phan Bội Châu nhân kì niệm 100 năm ngày sinh của Cụ được tố chức
tại Viện Đại bọc Huê cuối năm 1967, gia đình ông Tông Châu Phu (ở tòa Khâm
thiên giám - Thành Nội – Huế) cũng gửi đến Ban Tổ
chức Triển làm một tập "bản thảo"
Chu Dich được sao chép lại rất cống phu, trang trọng từ một bản thảo gốc
do gia đình ông Phan Nghi Đệ (con trai của Cụ Phan sống ở
Huế) cho mượn. Tập sách này chép tay chữ rất đẹp trên khổ giấy đôi, đóng bìa
cứng, mạ vàng, dựng trong một hộp gỗ, rất hấp dẫn mọi người. Ít lâu
sau, năm 1969, Nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn dã sử dụng chính bản chép tay này
của ông Tống Châu Phu để xuất bản thành 2 tập
sách dày 1.224 trang khổ 14 x 20 cm lấy nhan đề là
Chu Dịch và không ghi xuất xứ văn bản. Như vậy là đến năm
1969, đông đảo bạn đọc mới
được tiếp xúc với bộ sách quý này. Nhưng nội dung tác phẩm này vẫn còn bị thiếu
mất 4 chương, mà theo chúng tôi đến nay, cũng thật khó lòng "bổ
khuyết" nếu chúng ta không tìm thấy một "bán thảo gốc"
đầy đủ hơn. Còn bàn thảo ở gia đình ông Phan Nghi Đệ đến
nay cùng thất lạc mất rồi. Dù sao thì bản của Khai Trí vẫn là bản tương đối đầy đủ
nhất. Đối chiếu với "bản thảo gốc" ở
Nghệ An (phần còn lại) không có gì sai biệt đáng
kể.
Nhân dây cùng xin ghi nhận tấm
lòng trân trọng đối với các trước tác của
Phan Bội Châu của ông Tống Châu Phu cũng như hảo ý của Nhà sách Khai Trí
trước đây.
CHƯƠNG THÂU
PHÁT ĐOAN TỪ
Triết học Đông Phương xưa nay có
ba nhà:
Một là: Phật học.
Hai là: Dịch học.
Ba là: Lão học.
Nhưng Phật học thời
lí tưởng quá cao, mà quy kết về xuất
thế.
Lão học thời
vẫn một nhà nhập thế, nhưng quá trọng về dường thuật sô mà cũng không thể
thông dụng được ở nhân gian.
Chúng ta tham khảo chiết trung ở
trong các nhà triết học Đông phương, vừa tinh vi, vừa thiết thực, vừa thấu lí
vừa thích dụng, thời chẳng gì bằng Dịch học.
Lòng ưu thì mẫn thế gốc ở
một tấm lòng từ bi thời Dịch chẳng khác gì Phật, tùy thì thức thế đủ trăm đường
biến hóa, thời Dịch có lẽ hay hơn Lão.
Thầy Thiệu Khang Tiết có nói rằng:
‘Trương Tử Phòng đắc Lão chi dụng, Mạnh Kha đắc Dịch chi dụng”.
Nghĩa là: Ông Trương Tử Phòng
thời được cái đại dụng của Lão; thầy Mạnh Kha thời được cái
đại dụng của Dịch.
Thầy Lục Tượng Sơn, thầy Vương
Dương Minh thời đă tinh thông Dịch học, mà học thuyết lại thường cận tự Phật
học. Vậy mối biết rằng: đã nghiên cứu Dịch học, thời Phật học, Lão học, cũng có
thể nhất dĩ quán chi.
Gần nay Âu châu triết học thịnh
hành, mà học giả nước Đức là ông Uy Lệ Hiên vào xứ Thanh Đảo nước Trung Hoa mời
thầy học Dịch, nghiên cứu hơn 20 năm, biên thành bản Đức văn Chu Dịch, đưa vê
nước trình vua Đức, được Uy Liêm (Guìllaume II) thưởng
cho Bác sĩ Học vị.
Bây giờ nhà Văn học Đại học nước
Đức lấy sách ấy làm một bản chuyên môn giáo khoa.
Thanh niên học giả nước Đức chia
làm hai phái:
1. Lão
phái;
2.Dịch phái; thảy chú trọng về
Đông phương triết học.
Người Tây
phương quý trọng triết học Đông phương đến như thế, cớ sao người nước ta sinh ở
Đông phương lại dòng dõi con nhà Hán học mà nỡ bỏ Dịch học chang ai nhắc tới.
Phật trong nhà không cầu, đi cầu
Thích Ca ngoài đường; trong túi mình có bảo châu mà ngửa tay xin người từ hạt
gạo, thế chẳng là sự rất quái gở hay sao?
Bỉ nhân lúc trẻ theo đòi khoa cử,
chẳng qua vì tầm chương trích cú, nhân đó mà thiệp liệp Kinh Dịch dược hơn mười
năm. Nhưng kể đến nghĩa kín lời sâu, thời chẳng qua một người đứng ngoài ngõ;
ơn giời dạy bảo được vào trường trời dạy hơn hai mươi năm, sinh nhai vé bể mặn
đồng chua, thầy bạn với non xanh nước biếc, mỗi khi u cư độc xử
dem mấy pho Nhật vãn Hán dịch ra xem, mới biết một nước phú cường ở Á châu như
nước Nhật Bản, mà sách Chu Dịch, Tôn Tử, Quản Tử, tất thảy phiên dịch làm Nhật
văn, lại y nguyên văn đặt làm chuyên môn Giáo khoa thư.
Ôi! Trông người lại ngẫm đến ta,
trót 4.000 năm mà bản sách Chu Dịch chỉ là một bản sách làm ơn cho bọn thầy mù gỡ
gạo và mấy chú văn sĩ mướn để chiếm áo mũ cân đai
mà thôi, óc tinh vi huyền bí của bốn vị Thánh: Hi, Văn, Chu, Khống văn cứu thì
thiệp thế hơn 2.000 năm, chúng ta vẫn có trong nhà, mà xem bằng
tờ giấy loại. Thế chang dáng tiếc lắm hay sao?
Bỉ nhân kể về Dịch học chảng khác
gì vỏ nghêu lường bể, trong ống dòm trời mà dám nói phát minh Dịch lí
đâu. Chỉ vi nhất phiến khổ tâm, đau nỗi thiên thu tuyệt học. Ví như đồ ăn,
thức uống, miệng mình dã biết là ngon, thời chẳng
dám riêng làm mình có. Vậy mới phiên dịch bản sách
này, nhan ràng:
QUỐC VÀN CHU DỊCH DIỄN GIẢI
Tri ngã, tội ngã, thời tùy lòng
kẻ xem.
Phan Sào Nam
PHÀM LỆPHÀM LỆ I
Trước phải biết những người nào
làm ra Kinh Dịch.
Chú minh: bản
sách này trải qua tay bốn vị Đại Thánh làm nên: Phục
Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử.
Lúc đầu tiên ở đời
Thương cổ, chưa có văn tự, dân sinh chưa biết gì là Lợi, Hại, Cát, Hung.
Nhưng người sinh ngày một đông,
không thể hỗn độn được mãi, mới có vị Đại Thánh thông minh trí tuệ thứ nhất là
Phục Hi.
Trên xem văn trời, dưới
xét lí đất, giữa khảo sát tình trạng vạn vật, mối nghĩ cách mở mang dân trí, để tăng
tấn văn minh cho loài người. Bắt đầu chế ra Văn tự, đặt ra sáu phép viết, mới
vạch ra tám quẻ, lại mỗi quẻ gia thêm một tám, tám lần tám là thành ra sáu mươi
tư quẻ. Lúc ấy sáu mươi tư quẻ, thành sáu mươi tư dạng chữ.
Lệ như: Ba nét ngang liền là quẻ
Càn, tức là chữ Thiên; sáu nét ngang đứt là quẻ Khôn tức là chủ Địa, v.v...
Đến đời
Trung cổ, thánh Văn Vương biết được thâm ý của thánh Phục Hi là cốt lấy sáu
mươi tư quẻ ấy đổ khai vật thành vụ, nghĩa là: mở trí khôn người, làm
nên việc đời.
Nhưng sợ chỉ có quẻ mà thôi, thời
chác người đời không hiểu, nên Ngài mới làm thêm lời Soán vào dưới sáu mươi tư
quẻ.
Đến con Ngài là thánh Chu Công,
lại làm Hào từ đặt vào dưới ba trăm tám mươi tư
hào.
Lúc bấy giờ,
bản sách Chu Dịch mối thành một bản sách có văn từ, có nghĩa lí.
Nhưng mà văn từ quá giản áo, ý
nghĩa quá tinh thâm, học giả ít kẻ thông hiểu. Vậy nên đức Khổng Tử lại thể ý
tùy thì lập giáo của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực.
Dực, nghĩa là cánh con chim. Mà
đức Khổng thích nghĩa Kinh Dịch nghĩ rằng: nguyên sách của ba Thánh trước, là
đủ hình con chim rồi, bây giờ chỉ tổ chức thêm cho thành lông cánh, thời mới gọi
là hoàn toàn. Vì vậy nên gọi bằng sách Dực.
Bản ấy
gồm mười truyện:
1. VĂN NGÔN
2. SOÁN TRUYỆN
3. ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN
4. TIỂU TƯỢNG TRUYỆN
5. HỆ TỪ THƯỢNG TRUYỆN
6. HỆ TỪ HẠ TRUYỆN
7. THUYẾT QUÁI TRUYỆN
8. Tự QUÁI TRUYỆN
9. TẠP QUÁI TRUYỆN
Tư quái truyện lại chia làm
Thượng truyện, Hạ truyện gồm thành mưòi truyện.
Đó là kể những người đã làm Dịch
xong rồi.
PHÀM LỆ II
Phải biết nghĩa tên Kinh vi sao
mà đặt bằng tiếng Dịch. Dịch là nghĩa làm sao?
Nghĩa chữ Dịch cốt ở tinh thần.
Trong chữ Dịch bao hàm ba ý nghĩa: bất dich, giao dịch,
biến dịch.
Bất dịch, nghĩa là chẳng
thay đổi. Ở trong trời đất, kể dọc là thì
gian, kể ngang là không gian. Hễ đã có một vật gì, tất nhiên có một cái chất cố
định của vật ấy, có một việc gì, tất nhiên có một lí nhất định của việc ấy.
Lệ như: Càn, là thiên, thiên là trời, trài thời bao giờ
cũng khinh thanh tại thượng. Khôn là địa, địa là đất, đất thời bao giờ cũng
trọng trọc tại hạ
Lại như: Khảm là thủy, thủy là
nưốc, nước thời bao giò cũng có chất trôi chảy.
Li là hỏa, hoả là lửa,
lửa bao giờ củng có tia sáng chói, v.v...
Vậy nên ở trong Kinh Dịch dã Càn,
thời nhất định là ba nét dương, đã Khôn, thời
nhất định là ba nét âm; đó là nghĩa bất dịch.
Nhưng chân lí ở
trong Vù trự; cái bất dịch ấy, chỉ được một
phương diện. Sách Dịch là bao bọc cả sự lí, thiên địa, vạn vật, không thể chỉ
nói bất dịch mà thôi; nên lại phải có hai nghĩa nữa: giao dịch và biến dịch.
Giao dịch, nghĩa là trao đổi với
nhau, ở trong vạn sự, vạn vật. Bất dịch là nguyên thể; giao
dịch là ứng dụng.
Lệ như: âm điện giao hoán với
dương điện, mà sinh điện khí tác dụng; nam tinh giao hoán với nữ tinh
mà thành dược nhân loại sanh dục. Lí ấy ở trong Dịch học lại càng rõ rệt lắm.
Tức là ba nét dương quẻ Càn giao
dịch với Khôn, thành Chấn, Khảm, Cấn. Ba nét âm quẻ Khôn giao dịch với Càn
thành Tốn, Li, Đoài.
Sự vật ở trong thiên địa cổ kim,
muôn xét cho cùng nguyên cực ủy, tự thuỷ chí chung, thời chỉ một phần giao dịch
cũng chưa hết dược chân lí tác dụng. Nên phải có một nghĩa nữa là biến dịch.
Biến dịch, nghĩa là biến hóa,
thay đổi. Sự vật gì theo về phần nguyên chất, hoặc phần thiên
nhiên thời vằn bất dịch và giao dịch. Nhưng đã trải qua khi giao hoán tác dụng
rồi, thời tức có biến dịch.
Lệ như: gang, chì vẫn là giống cố
thể, mà bỏ vào lò lửa nấu, thời chảy ra nước, hoá thành lưu chất; tằm vẫn là
giống nấp, nhưng khi đã vào kén làm nhộng, hóa ra bướm,
thời thành giống bay.
Nghiên cứu Dịch học, thời
cốt yếu nhất là nghĩa biến dịch.
Tức như: Dương hào biên ra được
Âm hào, quẻ Càn biến ra được quẻ Khôn; toàn một bộ sách, không một vạch .nào mà
chẳng biến dịch được, ấy là nghĩa rất tinh thông ở trong Kinh Dịch đó
vậy.
Thầy Trình có câu nói rằng: Dịch
chi vi thư, tùy thì biến dịch, dĩ tùng đạo đả.
Nghĩa là: Dịch sở dĩ thành sách
ra đó chỉ là cốt ở theo thì biến đổi
cho đúng với đạo mà thôi. Câu nói ấy, chính là lấy nghĩa biên dịch
thích chữ Dịch.
Bàn tóm lại, đủ ba
nghĩa như trên ấy, mới hết được nghĩa chữ Dịch, mà ba chữ nghĩa ấy, lại
tiếp tục tuần hoàn đẻ ra nhau.
Lệ như: Nguyên chất một người con
trai hoặc một người con gái, thời trai nhất định là Dương, gái nhất định là Âm,
thế là bất dịch. Đến khi trai gái giao hợp với nhau mà sinh ra trai hoặc gái,
thô là nhân giao dịch mà thành biến dịch. Nhưng đã biến dịch rồi, thời
trai y nhiên nhất định trai, gái y nhiên nhất định gái. Thế lại là biên
dịch mà hoàn lại bất dịch.
Lại như: con tằm hoá ra bướm.
Thế là biến dịch, mà đến khi bướm đẻ ra trứng, trứng nở
ra tàm. Thế là do biên dịch, mà hoàn lại bất dịch.
Những nghĩa lệ như thế, ở trong
Dịch chảng bao giờ cùng.
Tức như: ba nét dương quẻ Càn vẫn
là ba nét dương; nhưng vì mướn một nét đầu đổi cho Khôn, thành ra Chấn.
Mướn một nét giữa
đổi cho Khôn thành ra Khảm.
Mướn một nét cuối đôi cho Khôn
thành ra cấn.
Đến khi dã biên hết ba nét rồi,
thời quẻ Càn thành quẻ Khôn. Khi đã biến ra Khôn rồi, thì Khôn thành bất dịch.
Giải nghĩa chữ Dịch như thế cũng
lược lược hiểu qua. Muôn tinh tường sáng suôt; thì phải xem ở Kinh văn.
PHÀM LỆ III
Hễ học Dịch tất phải biết chữ
Thi (Thời)
Nghĩa chữ Dịch, cốt
yếu nhất là biến dịch, mà cũng quy kết ở biến dịch.
Nhân vì Thì có biến dịch, ncn
Dịch lí cũng phải có biến dịch.
Xưa nay ở
trong Vũ trụ, không gian vẫn không biến dịch, mà thì gian vẫn thường thường
biến dịch; một ngày một đêm hai mươi bốn tiêng đồng hồ cho dến một tháng, một
năm, một thế kỉ, một vũ trụ, biến hóa thay đổi chẳng chổc phút nào
dừng, thì gian hay biến dịch như thế; nên không gian cũng thường thường theo
thi gian mà biến dịch.
Lệ như: Thì gian do Đông mà biến
ra Xuân, thời không gian thường thấy biến nhiều gió hòa mưa ngọt; thì gian do
Hạ mà biến ra Thu, thời không gian thường thấy nhiều mù đen mây trắng; đêm biến
ra ngày, thời khống gian thường sáng; ngày biến ra đêm, thời không gian thường
tối. Về phần thiên nhiên dành như thê, thời phần nhân sự
cũng phải thế.
Thánh nhân làm sách Dịch dạy
người, cốt nhất là tùy thì biến dịch. Vì nghĩa biến dịch, nên người học Dịch
phải tinh nghĩa chữ Thì.
Biến dịch mà cho đúng vối thì,
chính là tinh lí của Kinh Dịch.
Đổi cũ mà thay ra mới, phá hoại
cái hiện tại mà kiến thiết cái tương lai, nhất thiết nhân sự vô luận hạng người
nào,việc nào cũng chỉ đúng thì mà làm thời hay, chưa đúng thì mà làm thời dở.
Trong Kinh Dịch, hễ mỗi một quẻ, tất có
thì của quẻ ấy. Công dụng quẻ nào, chỉ làm cho đúng thì của quẻ ấy.
Thầy Thiệu Khang Tiết có nói
rằng: Chu Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì, nghĩa là: toàn bộ
Dịch chỉ một chữ mà trùm bọc hết, là chữ Thì. Vậy chúng ta học Dịch, tất phải
hiểu thấu nghĩa chữ Thì.
Thì, nghĩa là buổi. 14 như: buổi
trưa thời ăn cơm, buổi đêm thài vào nghỉ.
Thi, nghĩa là mùa. Lộ như: mùa Hạ
phải mặc áo cát, mùa Đông mặc áo cầu.
Thì, nghĩa là giờ. Lệ như: giờ
sáng phải mở cửa, giờ tôl phải thắp đèn, v.v...
Đoạn này chảng qua nói đại lưực
mà thôi, còn nói kĩ, thời xem ỏ Kinh văn.
PHÀM LỆ IV
Học Dịch tất cần phải biết Dịch
số. Toàn bộ Dịch là một bộ sách số học.
Nguyên lúc đầu
thánh Phục Hi vạch ra tám quẻ, là bắt chước ở Hà Đồ.
Hà Đồ chỉ là một bức số
học, tổng cộng 55 điểm, bày thành số Cơ, Ngẫu, Âm,
Dương. Cơ là số lẻ thuộc về Dương số. Ngẫu là số
chẵn thuộc về Âm số. Vậy nên ở trong đồ, các khuyên
trắng là thuộc về số Cơ, cũng là Dương số; các khuyên den là
thuộc về số Ngẫu, củng là Âm số.
Bây giờ ta hãy theo tượng trong
đồ mà xét cho ra nguyên lí của Vũ trụ.
Nguyên lúc đầu chưa có Trái đất,
thời chỉ có không khí ở giữa không gian. Ấy
tức là Thiên, mà chúng ta gọi bằng trời. Nhưng ở trong không khí mà gọi bằng
trời dó, hàm súc có hai khí:
Giả thiết ra danh từ mà gọi, thời
bằng nhất Âm, nhất Dương. Am, Dương kết hợp với nhau mơi ngưng tụ
thành hình mà có Trái đất, ấy tức là Địa, mà chúng ta gọi bằng dất. Đã có Trái
đất, tức khắc đồng thì ở trong khoảng trời đất có luôn Tứ tượng
(Thủy, Hòa, Mộc, Kim) cũng gọi bằng Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm.
Vậy nên Đức Khổng có nói rằng: ‘Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh
Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái'.
Thánh Phục Hi sở dĩ
vạch Bát quái, chỉ nhân ở lí số ấy mà vạch ra. Vậy nên chúng ta muốn hiểu được
nguyên lí của Bát quái, trước phải tham khảo ờ số Hà Đồ.
Xin kê rõ như sau này:
Phương vị Hà Đồ bày làm năm bộ:
Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung.
Phương vị phía Bắc là: nhất lục
thủy. Vì lúc đầu ở trong trời đất có: Thủy trước hết, nên lấy số thứ
nhất làm sô Thiên sinh Thủy.
Khi đă có Thủy rồi, thời bao
nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đồng thì phát hiện, tức là Hỏa.
Vậy nên trong đồ số vị phía Nam là: nhị thát hỏa.
Đã có Thủy, Hỏa rồi,
thời đồng thì cũng có Mộc, tức là loại thực vật sinh ở
trên địa cầu. Vậy nên trong đồ sô" vị phía Đông là: tam bát mộc.
0 Comment:
Post a Comment