Search This Blog

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN


TỦ SÁCH VÀN HÓA CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG
TÁC GIẢ: HOÀNG TUẤN
NHÀ XUẤT BẢN VẲN HOÁ - THÔNG TIN Hà Nội - 2002

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN

LỜI NÓI ĐẦU


Kinh Dịch vốn là cuốn sách nền tảng của hệ tư tưởng các nước dùng chung chữ Hán cổ Á Đông. Nó phát biểu một cách đầy đủ và rõ ráng nhất về vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa. Muốn hay không muốn, nó đã đề lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn minh nông nghiệp cứa nhiều xã hội truyền thống vùng này suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch s. Trước nh hưởng to lớn của nền văn minh công nghiệp phương Tây, và nhất là từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, do chiến tranh bảo vệ đất nước trong một thời gian dài, nhiều người trong chúng ta không được dịp tiếp xúc với Kinh Dịch. Ngày nay thì không phái chi những nước Á Đông mới nghiên cứu lại Dịch, mà ở nhiều nước văn minh phương Tây cũng đang có trào lưu học lại các nền minh triết Á Đông và họ tìm thấy trong Kinh Dịch nhiều điều mới lạ. Đối với chúng ta, nếu không hiu gì về Dịch thì cũng không thể hiu hết những gì là tinh hoa của nền văn hoá c. Nền văn hoá đó vừa huy hoàng vừa cổ kính, vừa cụ thế vừa thần bí bao trùm lên mọi mặt sinh hoạt cứa xã hội, từ luân lý đạo đức đến văn học nghệ thuật từ kiến trúc đình chùa các làng xã đến lăng mộ cung điện các triều vua, cho đến y học c truyền hay muôn vàn lễ hội đang được phục hưng, hết thảy đều thấm đượm máu sắc triết học Dịch cổ.
Thoát ra khỏi nhng ràng buộc và thành kiến về mê tín dị đoan đẽ nghiên cứu Dịch dưới ánh sáng của những nguyên lý khoa học, ta sẽ tìm lại được sự uyên bác của người xưa, góp phần để giữ gìn những gì lã vãn hoá truyền thống hàng ngàn năm để lại, theo thiền ý chúng tôi là một điều rất nên làm. Vốn là một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực y học hiện đại, nhưng đã nhiều năm theo lời kêu gọi cứa Đảng, chúng tôi đã kết họp y học c truyền nên bắt buộc phái tỉm hiếu thêm về Dịch học. Từ đó mà phần náo hiểu được những tư tưởng cứa tiền nhân, cộng thêm sự tham khảo những trước tác của các nhà nghiên cứu xa gần. Chúng tôi viết ra tài liệu này, mong giúp ích một phần nhó đối với những bạn muốn tỉm hiểu Dịch hiện nay.
Vì không phái là người chuyên nghiên cứu về tư tưởng và triết học Đông phương nên chắc chắn sự hiểu biết của tác giả về Dịch còn bị hạn hẹp, nếu có chỗ còn thiếu sót cà nông cạn mong các bậc trí gi tinh thông chí giáo đế lần tái bn sau có thế sa chữa tốt hơn.
TÁC GLẢ CN CHÍ


CHƯƠNG I VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH DỊCH

I- Nhập Đề

Kinh Dịch là một trong năm cuốn sách cổ của Trung Quốc, gọi là năm bộ Kinh, đã có ảnh hưởng lớn trong các nền văn hoá dùng chữ Hán, không những ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... Kinh Dịch tương truyền do nhà tư tưởng sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử phỏng theo sách cổ soạn ra. Những nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng, Kinh Dịch đang được dùng phổ biến từ đời nhà Tống đến nay không phải do Khổng Tử viết mà là do những học giả sau này, từ thời nhà Hán (nhng thế kỷ đầu công nguyên), đã mượn tên Ngài để soạn ra. Tuy nhiên ở đây chúng ta không đi sâu vào phần tư liệu học, nên ta vẫn tôn trọng người xưa, coi Dịch là do Khổng Tử viết ra và là bộ Kinh quan trọng nhất trong năm bộ Kinh cổ. Đó là :
1. Kinh Dịch, sách bàn về sự tiến hoá của vũ trụ và con người (cũng là sách triết học trình bày vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa).
2. Kinh Thi, là bộ sách sưu tầm nhưng thơ ca dân gian đương thời, phản ánh mọi mặt sinh hoạt vầ tập quán của nhân dân Trung Quốc thời xưa.
3.Kinh Thư, là bộ sách ghi chép những sự kiện của vua tôi Trung Quốc cổ khuyên răn nhau, từ thời Nghiêu-Thuấn đến đòi Đông Chu, nhằm phát biểu những quan niệm về đạo lý, về chính trị, về luật pháp đương thời.
4. Kinh Lễ, là bộ sách ghi chép những qui ước về lễ nghi đương thời, dùng lễ nghi để giáo dục ý thức tôn ti trật tự trong xã hội phong kiến cũ.
5. Kinh Xuân Thu, là bộ sách chính do Khổng Tử làm ra. Đó là bộ biên niên sử chép việc nước Lỗ, từ thời Lỗ Ân Công (năm 721 trước công nguyên) đến thời Lỗ Ai Công năm thứ 14 (năm 481 tr.CN). Sách ghi chép cả công việc nhà Chu và các nước chư hầu. Đó cũng là cuốn sách phát biểu những quan điểm về chính trị của Khổng Tử.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc, nói về âm nhạc và phép tắc sử dụng âm nhạc đương thi. Đáng tiếc là về thời Tần Thuỷ Hoàng có tư tưởng bài Nho, nên đã ra lệnh đốt sách đạo Nho và chôn học trò theo Nho học, nên các sách của Khổng Tử soạn ra đều bị đốt và huỷ cả, chỉ có Kinh Dịch vì là sách “gối đầu giường” của các nhà chiêm tinh, thuật số cổ của các triều vua là được để lại. Các bộ Kinh trên, sau này do môn đệ Khổng Tử soạn lại. Riêng Kinh Nhạc thì không còn nữa, chỉ còn một thiên được chép trong bộ Lễ ký (tức Kinh Lễ).
Ngoài năm bộ Kinh trên còn có bốn cuốn sách giáo khoa khác đều do học trò sau này của Khổng Tử viết ra, gọi là Tứ Thư” (tức các sách : Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung). Tứ Thư và Ngũ Kinh là những cuốn sách bắt buộc các nho sĩ thời xưa phải học thật nhuần nhuyễn để có thể đi thi, đạt được các học vị chính thống, rồi mới có thể ra làm quan trị dân, mới có thể có một địa vị nào đó trong xã hội.
Nền giáo dục và chế độ thi cử của Trung Quốc qua hàng ngàn năm bị trói buộc trong các bộ sách “Tứ Thư” và “Ngũ Kinh” đó. Chế độ phong kiến Việt Nam qua các thời đại cũng bắt chước y hệt Trung Quốc. Chế độ cai trị củ không cho phép ai nói chệch các quan điểm tư tưởng chính thống, đã bóp chết mọi sáng tạo của quần chúng, Đến nỗi một đất nước đả có một nền văn minh tối cổ vả một sự phát triển về học thuật phong phú, rực rỡ dưới thi Xuân Thu-Chiến quốc với biết bao tư tưởng gia lỗi lạc, không thể còn cơ hội nào để phát triển về triết học có thể so sánh với thi cổ, và phải chịu cảnh tụt hậu thảm hại so với các nước phương Tây từ suốt thế kỷ 17 đến nay. Điều đó cũng là căn nguyên chung kìm hãm sự phát triển của mọi xã hội cổ điển theo Hán học Á Đông (trừ Nhật Bản đã thấy trước và cải tiến). Đáng tiếc là ngay thời hiện đại, nhiều người vẫn chưa nhận rõ ra vấn đề đó, vẫn còn muốn tiến hành một nền giáo dục cùng lối thi cử nhồi sọ và một chiều, tất yếu dẫn đến sự suy thoái của con người.

II. Sơ lưc về Khổng T

Dù sao thì tên tuổi của Khổng Tử cũng đã được gắn liền với Kinh Dịch và những tư tưởng của đạo Nho củng đã được quán triệt trong bộ sách này. Vì vậy trước khi tìm hiểu nội dung triết lý Kinh Dịch, chúng ta cũng cần biết một vài nét chính về Khổng Tử.
Khổng Tử tên thật là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc huyện Duyên Châu tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Theo sách Nho giáo của Trần Trọng Kim thì ngài sinh vào mùa đông, tháng mười năm Canh Tuất, là nãm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu (Lỗ Tương Công năm thứ 22) (nãm 551 tr.CN). Theo sách Dịch học nhập môn của Đỗ Đình Tuân thì ngài sinh vào giờ Tý (nửa đêm) ngày mồng một (ngày Canh Tý), tháng 11 (tháng Tý), năm Canh Tuất (551 tr.CN). Thân sinh ra ngài là Thúc Lương Ngột, làm một chức quan Đại phu ở ấp Trâu nước Lỗ. Thúc Lương Ngột có vợ cả sinh được 9 con gái. Vì không có con trai nên ống lấy vợ lẽ, sinh được một con trai tên là Mạnh Bì nhưng lại bị què chân. Năm 70 tuổi ông lấy thêm một người vợ thứ ba trẻ tuổi là nàng họ Nhan và sinh ra Khổng Tử.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì, khi Khổng Tử lên ba tuổi cha mất, được mẹ nuôi dạy chu đáo. Tục truyền bà đã phải chuyển chỗ ở đến ba lần để tránh phải gần nhứng kẻ xấu và để tìm được những người hàng xóm tốt cho con. Tuổi nhỏ ngài rất chăm chỉ và hiếu học. Khi mới thành niên đã sớm nổi tiếng là người có văn hoá cao. Năm 19 tuổi ngài lập gia đình và làm chức “Uỷ lại” trông coi việc gạt thóc ở kho địa phương. Tuổị trẻ ngài đã có học trò theo học. Năm 33 tuổi, ngài cùng học trò là Nam Cung Quát được vua Lỗ mến tài, ban cho xe ngựa và tiền bạc để đến kinh đô nhà Chu là Lạc ấp để học thêm và khảo cứu các thư tịch cổ cũng như các phép tắc lễ nghi của nhà Chu, Sau đó lại trở về L. Khi ngài trở thành một trí thức lớn đương thời, ngài đã bỏ ra hàng chục năm đi bôn ba qua nhiều nước chư hầu, yết kiến các bậc vua chúa đưcmg thời để mong đem học vấn và tài năng của mình ra ổn định lại thời cuộc, nhưng ngài không được họ tin tưửng và trọng dụng. Đến khi đã về già ngài mới trở về quê hương nước Lỗ, mở trường dạy học và viết sách. Học trò đến thụ giáo ở ngài có đến ba ngàn người, trong đó có 72 người tài giỏi, gọi là “thất thập nhị hiền” (72 người hiền), có người nổi danh rất sớm như Nhan Hồi, Tăng Tử.
Trong thời gian dài đi du thuyết hàng chục nước chư hầu của thày trò Khổng Tử đã để lại nhiều giai thoại rất lý thú, có tính giáo dục cao, chúng ta có thể khảo sát thêm ở những sách viết về cuộc đời của ngài.

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com