KINH
DỊCH, ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm
qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tảy phương nói chung và các nhà nghiên
cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một
công trình hiếm thấy trên thế giới.
Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh
Dich đã được nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường
của các nhà Nho.
Lần này Nhà xuất bản Văn Học trân
trọng giới thiệu với độc giả bản Kinh Dịch do Nguyễn Hiến Lê nghiên cửu và chú
dịch.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch
chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biên của Ngô Tất Tố đến bản
của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh... chúng tòi chọn bản Kinh
Dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Nguyễn Hiến
Lê không chỉ tìm hiểu, đổi chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên
cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà
ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây
vế bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học
giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua đỏ giúp độc giả thấy được giá
trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tê đời
sống
Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sang sủa,
thuần khiết; phần hiên khảo, chú thích rõ ràng; khoa học. Về mặt
nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã
lí giãi khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán.
Nó là một công
trình khoa học đầy những ẩn sổ. Nhiều nhà
bác học đang lần tìm ra những ấn số ấy.
Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc
và tài năng, Nguyễn Hiến Lê dã cho ra đời hàng loạt tác
phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học
thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê
nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời.
Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc
trong và ngoài nước.
Được sự giúp đỡ của nhà nghiên
cửu, giảng viên Nguyễn Q. Thắng và cụ Nguyễn
Xuân Tảo nguyên là biên tập viên Hán Nôm của nhà xuất bản Văn Học, chúng tôi
trân trọng giới thiệu bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiển Lê
với độc giả.
Vì dịch giả đã mất, việc sửa chữa
theo ý của nhà xuất bản thật khó khăn. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, với
một người như Nguyễn Hiến Lê, dù luôn luôn muốn tách minh ra khỏi thời cuộc, đứng
ở một tầm cao khác mà nhận định, bình phẩm khách quan, nhưng chúng tôi tin rằng
bất cứ một công trình khoa học, dịch thuật, nghiên cứu nào củng không thể tránh
khỏi chủ quan, và khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
bạn đọc để lần in sau được tốt hơn.
VÀI NÉT VỄ HỌC GIÀ NGUYỄN HIẾN LÊ (1912-1984)
Nguyễn Hiến Lê
hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 8-1-1912, quê làng
Phương Khê, phù Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tinh Sơn Tây).
Xuất thân trong một gia đình
nhà nho yêu nước, thuở nhỏ học tại Trường Yên Phụ, Trường Bưởi,
Trường Cao đắng Công chánh Hà Nội. Năm 1934 tốt nghỉệp, vào làm việc tại
các tỉnh miền Tây Nam Bộ nêu có điều kiện
hiểu biết về đất nước và con người ở
các địa phương thuộc khu vực này. Sau Cách mạng Tháng
Tám, ông bỏ đời sống công chức, đi dạy học ở Long
Xuyên. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài
Gòn mở nhà xuất bản và sống bằng ngời bút.
Những năm trước 1975 tại Sài Gòn,
Nguyễn Hiến Lê là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học,
nhân cách đối với xã hội cũng như trong học
thuật. Trong đời cầm bút của mình trước khi mất, ông đã xuất bản được
đúng 100 bộ sách, vẻ nhiều lĩnh vực: Văn học, Ngồn ngữ hục, Triết học, Tiểu
luận phê bình, Giáo dục, Gương danh nhân, Du kí, dịch tiểu
thuyết... Do thành quả lao động nghiêm cấn của mình,
ông được nhiều người trân
trọng. Những năm 60, 70 chính quyền Sài Gòn đã tặng ông
“Giải thưởng văn chương toàn quốc”,
“Giới tuyên dương sự nghiệp văn hóa” với
một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông
đã công khai từ chối với lí do
“Dùng tiền ấy đế giúp nạn nhân
chiến tranh" và bản thân tác giả không
hề dự giải.
Tác phẩm của ông là những đóng
góp lớn cho văn hóa Việt Nam. Năm 1980 ông về ẩn
cư ở Long Xuyên, rồi
bệnh mất ngày 22-12-1984 tại Sài Gòn, hỏa thiêu ở Thủ Đức, hưởng
thọ 72 tuổi.
Các tác phẩm
tiêu biểu của ông:
Lịch sử thế
giới, Đông Kinh nghĩa thục, Bán đảo Ả Rập, Văn minh Á Rập, Sử Trung Quốc, Lịch
sử văn minh Trung Hoa, Nguồn gốc văn minh... Đại cương văn học sử Trung
Quốc, Văn học hiện đại Trung Quốc, cổ văn Trung Quốc, Hương sắc trong vườn văn,
Luyện văn, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến Quốc
sách, Tô Đông Pha, Đại cương triết học Trung Quốc, Mạnh Tử, Liệt Tử và Dương
Tử, Nhà giáo họ Khổng, Để hiểu văn phạm, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Gương Danh
nhân, Gương hi sinh, Gương kiên nhẫn, Ý chí sắt đá, Gương phụ nữ, Những cuộc
đời ngoại hạng, Tìm hiểu con chúng ta, Thế hệ ngày mai...
Kể từ năm 1975 đcn năm
mất11984) ông viết thêm dược trên 20 tác phẩm dài hơi phần
lớn Trung Quốc học như: Mặc học, Hàn Phi
Tử, Trang Tử, Kinh Dịch, đạo của người quân tử,
Hồi kí... Tuân Tử, Gogol, Chekhov, và một tác phẩm lớn về Sử Trung Quốc.
(Theo Từ điển
Nhân vật lịch sử Việt Nam - NXBKHXH,
1992, Hà Nội)
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi viết tập này chủ ý đế hướng dẫn
các bạn muốn tìm hiểu triết lí trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân
sinh quan, cách xứ thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi la Đạo
Dịch, đạo cùa bác chính nhân quàn tư thời xưa.
Vì vậy tòi bỏ bớt
phần bói toán, huyền bí và trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng
của cổ nhân.
Mặc dầu vậy,
sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi
xin có ít lời hướng dẫn dưới đây.
Việc đầu
tiên là đọc Bảng Mục lục để biết qua ba nội dung của
sách.
Sách gồm 2 phần:
- Phần
I: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI
- Phần
II: Kinh và truyện: Kinh thì tôi dịch tròn 64 qué,
Truyện thì chí dịch Hệ từ truyện.
Phần I. - Chương I và II quan
trọng, bạn nên đọc kĩ.
- Chương
III đọc để nhớ và hiểu được ý
nghĩa Kinh Dịch.
- Chương
IV rất quan trọng, nên đọc rất kĩ,
chỗ nào không hiểu thì
đánh dấu ở ngoài lề để
sau coi lại.
Đọc xong Chương IV
rồi, nên hãy tạm nhảy Chương V và VI mà đọc
tiếp ngay bán dịch 64 quẻ trong phần II.
Mỗi ngày chỉ đạc 2, 3 quẻ thôi,
đọc kĩ cho hiểu. Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ
sau sẽ thây dễ hiểu.
Chương IV giúp
bạn hiểu 64 quẻ, mà 64 quẻ cũng giúp bọn hiếu thêm chương IV, vì vậy
trong khi đọc 64 quẻ bạn nen thường tra lại
Chương IV và khi đọc xong 64 quẻ, bạn
nên coi lại Chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu
những chỗ dà đánh dấu ớ ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa
hiểu,
* Công việc đó xong rồi,
bạn đọc kĩ Chương V vù VI Phần I và
lúc này bạn hiểu được ý nghĩa trong hai chương quan
trọng đó, nhất là Chương VI.
Đọc lần đầu dù kĩ
tới đâu cũng chưa gọi thể hiểu hết, nhất là
chưa nhớ được gì nhiều.
Rồi lâu lâu
bạn nên coi lại những chỗ bạn cho là quan trọng cần nhớ.
Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên
tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn này.
Download Ebook PDF 18 MB
Download Ebook PDF 18 MB
0 Comment:
Post a Comment