RAU SAM
Tên khoa học:
Portulaca oleracea L.; Họ Rau sam
(Portulacaceae).
Tên khác:
Mã xỉ hiện, phjăc bỉa, slổm ca (Tày).
Tên nước ngoài:
Garden purslane, purple-flowered purslane, vegetable portulaca
(Anh); pourpier commun, pourpier potager, porcellane (Pháp).
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây thảo, sống hàng năm, mọc bò. Thân hình trụ, mập,
mọng nước, nhẵn, màu đỏ tun nhạt, dài 15 - 30 cm, phình lên ở những mấu. Lá mọc
so le hoặc gần đối, phiến dày, phẳng, hình nêm, dài 0,8 - 1,5 cm, rộng 5 - 8
mm, gốc thuôn dần thành cuống ngắn, đầu lá bẹt, mép có viền đỏ; không có lá
kèm.
Hoa màu vàng, mọc đơn độc hoặc tụ tập ít hoa ở ngọn
thân, lá bắc hình tam giác, dạng vảy; lá đài 2, hình tam giác nhọn không đều;
cánh hoa 5, hình trứng ngược, khuyết ở đầu, to hơn lá đài; nhị 8-10, bao phấn
hình mắt chim; bầu trung.
Quả nang hình cầu hoặc hình trứng, mở theo một đường
tròn ngang ở giữa quả thành cái nắp, chứa nhiều hạt, màu đen bóng.
Mùa hoa quả: tháng 6-8.
Phân bố, sinh thái:
Chi Portulaca
L. có khoảng 40 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Vùng Đông - Nam Á có 5 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài. Rau sam có lẽ là
loài phân bố rộng rãi nhất so với các loài còn lại.
Cây còn được trồng làm rau ăn ở Ấn Độ, Malaysia,
Thái Lan, Campuchia và Trung Quốc. Ở Việt Nam, rau sam cổ ở khắp nơi. Cây ưa ẩm,
ưa sáng song cũng có thể chịu được hạn hoặc bị che bóng một phần. Rau sam thường
mọc ở vườn, bãi sông, ruộng trồng hoa màu và các bãi hoang quanh làng. Cây mọc
thành từng đám, vì sau khi quả chín, tự mở để hạt phát tán xung quanh gốc cây mẹ.
Hạt rau sam còn được phát tán nhò nước khi trời mưa. Hoa nở trong thời gian 2-3
giờ, vào buổi sáng; hiện tượng tự thụ phấn thường xảy ra trước lúc hoa nở, sau
2 tuần, quả đã già. Vòng đời của cây kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Cây tàn lụi vào
giữa thu đầu đông. Cây con mọc từ hạt xuất hiện vào mùa xuân hè.
Trong trồng trọt, rau sam là loài cỏ dại ảnh hưởng đến
cây trồng.
Cách trồng:
Rau sam được nhân giống bằng hạt với nhiệt độ nảy mầm
thích hợp là 20 - 30°C. Vào mùa xuân, có thể gieo hạt hoặc thu gom cây con mọc
từ hạt đem trồng với khoảng cách tùy ý, thường là 10 x 10 cm, 10 x 15 cm hoặc
15 x 15 cm. Thường xuyên giữ ẩm và tưới thúc phân sau mỗi lần thu hái.
Rau sam trồng được trên nhiều loại đất, nhất là đất ẩm,
không bị ngập úng. Cây sống khỏe, ít sâu bệnh, không có yêu cầu chăm sóc đặc biệt.
Bộ phận dùng:
Phần
trên mặt đất thu hái vào mùa hạ (Herba Portulacae Oleraceae),
Phần trên mặt đất thu hái vào mùa hạ, thu dùng tươi.
Theo dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh), 1997, dược liệu phải được đồ
nhanh hoặc nhúng vào nước sôi, rồi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
Theo Prosea 8 (Vegetables) 1994, 100g phần ăn được của
rau sam chứa nước 92g, protein l,7g, chất béo 0,4g, carbohydrat 3,8g, Ca 103
mg, P39 mg, Fe 3,6 mg, vitamin A 2550 đơn vị quốc tế, vitamin B1 0,03
mg, vitamin C 25 mg.
Rau sam chứa Ca oxalat với khối lượng khá lớn có thể
gây độc làm chết gia súc. Ở một số vùng thổ nhưỡng, rau sam lích luỹ nitrat, chất
này có thể tiêu thụ ở mức độ vừa phải, các sắc tố có ở rau sam là betacyanidin
đã được acetyl hóa.
Theo tài liệu khác, rau sam chứa 3 - 6,49%
carbohydrat, 0,5% lipid, 1,4 - 1,8% protein, 85 mg% Ca, 56 mg% P 1-5 mg% Fe, 26
mg% vitamin C 0,32 mg% caroten, 0,03 mg% vitamin B1, 0,11 mg%
vitamin B2 và 0,7 mg% vitamin pp.
100g rau sam có thể chứa 4900 đơn vị quốc tế vitamin
A, 20 đơn vị quốc tế vitamin B và 280 đơn vị quốc tế vitamin C.
Một tài liệu khác cho biết rau sam mọc ở Đài Loan chứa
acid hữu cơ, K nitrat, K sulfat và các muối K khác. Ngoài ra, còn có 71 - 100 µg/g
carotenoid bao gồm lutein và β-caroten. β-caroten có hàm lượng 29,8 µg/g. Lá chứa
54-61% lutein và violaxanthin, 24 - 34% β - caroten, 10-14% neoxanthin và a-
cryptoxanthin.
Ở Ấn Độ, lá và thân rau sam chiếm 51% phần trên mặt
đất và chứa 2,4% protein, 2,9% carbohydrat, 2,3% các chất vô cơ (Ca, Mg, P, Fe,
Na, K, Cu, S, Cl), acid oxalic, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, 29 mg%
vitamin C và 3820 đơn vị quốc tế caroten. Hàm lượng vitamin C cao nhất ở lá non
và thấp nhất khi ra hoa.
Liu Pengyan và cs, 1994 chứng minh tinh dầu rau sam
có 11 thành phần chủ yếu là linalol 18,96% và 2-hexadecen-l-ol, 3, 7, 11 -
15-tetramethyl 13,55%.
Theo A wad N. E. và cs, 1994, rau sam chứa nhiều hợp
chẩt phenol gồm scopoletin, bergapten, isopim-pinelin, acid lonchocarpic,
lonchocarpenin, robustin, genistein, genistin.
Theo Sahai Naomi và cs, 1996, rau sam chứa
portulosid A với tên khoa học là (3S) - 3 - (3, 7 - dimethylocta - 1,7 - dien -
6 - onyl) - β - D - glucopyranosid.
Theo Abou-El-Wafa và cs, 1995, rau sam chứa các
nguyên tố Ca, Cl, Fe, K và Na.
Theo Liu Pengyan và cs, 1995, hạt rau sam chứa các
acid linolcic 47,16%, acid linoleic 22,00%, acid palmitic 17,46% (hạt toàn phần)
và acid linoleic 45,86%, acid linolenic 30,61% (hạt).
Theo The Wealth of India VIII-19691, hạt chứa 17,4%
dầu béo (chiết xuất bằng ether dầu hỏa) với các đặc điểm D33 0,8162,
nD301,4713, chỉ số acid 15,8, chỉ số xà phòng 189,9, chỉ
số acetyl 21,3, chỉ số iod 135,3. Các acid béo gồm acid palmitic 10,9%, acid
stearic 3,7%, acid behenic 1,3%, acid oleic 28,7%, acid linoleic 38,9%, acid
linolenic 9,9%. Phần không xà phòng hóa có β-sitosterol.
Rau sam còn chứa l-norepinephrin (1-noradrenalin)
(A. Y. Leung và cs, 1996).
Tác dụng dược lý:
Rau sam có tác dụng lợi tiểu và chống choáng phản vệ
trên động vật thí nghiệm. Cao cồn rau sam tiêm dưới da cho chuột nhắt trắng với
liều 50mg/con/ngày trong 30 ngày gây giảm sự sinh tinh trùng.
Rau sam còn được điều trị thử nghiệm có hiệu quả tốt
đối với lỵ trực khuẩn cấp tính, ho lâu ngày, lao phổi; thử nghiệm dùng ngoài và
uống chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ. Liều chết LD50 của rau sam dưới dạng
cao nước cho chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc là 1040 ± 57 mg/kg. Rau sam có tác
dụng làm tăng sự dung nạp của cơ thể đối vói glucid. Cao nước có tác dụng gây
tăng huyết áp, co mạch, tăng sức co bóp tim trên mèo và giảm nhịp tim trên ếch,
và kích thích tử cung động vật thí nghiệm. Cao rau sam ức chế in vitro, các trực
khuẩn lỵ, thương hàn, E. coli. Uống dịch
đồng thể hóa rau sam gây hạ đường huyết ở thỏ gây đái tháo đưòng bằng aloxan.
Cao thô loại bỏ protein có tác dụng tăng huyết áp mạnh khi tiêm tĩnh mạch chó
gây mê. Cao này chứa 1-noradrenalin có hoạt tính sinh học, nồng độ
1-noradrenalin trong cây tươi có thể cao hơn nồng độ trong tuyến thượng thận động
vật có vú. Dịch ngâm cây có hoạt tính của men anhydrase carbonic. Hạt có tác dụng
lợi tiểu, chống lỵ và cũng được dùng đắp chữa bỏng và bệnh vẩy da.
Cao nước rau sam có tác dụng gây giãn cơ xương ở chuột
cống trắng sau khi tiêm phúc mạc hoặc cho chuột uống. Tác dụng được đánh giá bằng
sự kéo dài thcd gian vươn dậy trong thử nghiệm trên chuột cống trắng Wistar đặt
nằm ngửa, hai chân sau bị nắm giữ. Thời gian vươn dậy là thời gian mà chuột cần
để vươn dậy và ngoạm vào tay nhân viên thí nghiệm. Khi tiêm thuốc phúc mạc, tác
dụng mạnh hơn. Cao nước lá và thân rau sam gây giãn đáy dạ dày và dải dọc kết
tràng của chuột lang và hỗng tràng thỏ, và gây sự co phụ thuộc vào liều của động
mạch chủ thỏ. Trên tâm nhĩ phải đập tự nhiên của thỏ và trên tâm thất trái được
tạo nhịp bằng điện, cao rau sam gây giảm lực co cơ và nhịp tim. Như vậy, cao
rau sam có thể tác động một phần tới các thụ thể alpha adrenergic sau sináp và
tới dòng calci qua màng. Cao rau sam (200 - 1.000 mg/kg) gây giãn cơ xương mạnh
hơn clordiazepoxyd (20 mg/kg), diazepam (40 mg/kg), và dantrolen natri (30
mg/kg); 3 chất trên tiêm phúc mạc, chất thứ tư cho uống.
Tác dụng của cao nước, phân đoạn có thể thẩm tách và
cao methanol của cành và lá rau sam được thử nghiệm so sánh với tác dụng của
dantrolen natri và methoxyverapamil về ức chế áp lực co giật cơ trên tiêu bản
dây thần kinh hoành- nửa cơ hoành, và về sự co cứng cơ gây bỏi các chất chủ vận
nicotinic trên tiêu bản cơ thẳng bụng ếch. Các cao rau sam, dantrolen và
raethoxyverapamil ức chế áp lực co giật cơ do kích thích điện gián tiếp qua dây
thần kinh hoành trên nửa cơ hoành; ngoài ra, các cao rau sam và dantrolen còn ức
chế biên độ co giật do kích thích trực tiếp cơ. Các cao rau sam, dantrolen và
methoxyverapamil cũng làm giảm co cứng cơ gây bởi và cafein. Các cao rau sam và
methoxyverapamil còn làm giảm thòi gian sự co cứng cơ gây bởi giảm xuống mức áp
lực cơ bản.
Các cao rau sam và methoxyverapamil có tác dụng mạnh
hơn làm giảm co cứng cơ gây bởi các chất chủ vận nicotinic (acetylcholin,
carbachol và nicotin) trên cơ thẳng bụng ếch so với dantrolen. Như vậy, các cao
rau sam có một phần tác dụng giống với methoxyverapamil và dantrolen trên nửa
cơ hoành chuột cống trắng và cơ thẳng bụng ếch, và do đó, tác dụng gây giãn cơ
của các cao rau sam có thể một phần do ức chế dòng calci qua màng, do tác động
trên quá trình giải phóng calci gây bởi calci, và/hoặc ức chế sự giải phóng
calci từ nơi dự trữ trong mô lưới cơ tương.
Cao nước rau sam áp dụng tại chỗ làm giảm đáng kể
trương lực cơ ở bệnh nhân bị chứng co cứng cơ. Ở một số bệnh nhân có co cứng cơ
gấp hoặc duỗi, đã nhận thấy giảm trương lực hơn 50% trên cơ điện đồ. Thử nghiệm
trên động vật cho thấy tiêm cao rau sam gây giãn cơ xương ở chuột cống trắng
trong thòi gian kéo dài lới 3 giò. Ngoài ra, tiêm tĩnh mạch phân đoạn thẩm tách
được của cao nước rau sam gây liệt cơ ở gà con, khác với tác dụng gây bởi
suxamethonium.
Tính vị, công năng:
Rau sam có vị chua, tính lạnh, không độc, vào kinh
can, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tiêu sưng, sát
trùng, lợi tiểu.
Công dụng:
Rau sam thường được dùng chữa lỵ trực khuẩn, lở ngứa,
giun kim. Liều dùng : ngày 15 - 20g cây khô dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay
phối hợp với thuốc khác. Hoặc có thể uống 250g tươi. Trẻ em từ 6 tháng trở lên
uống liều 50g tươi, có thể đến 100 - 200g một ngày. Còn dùng làm thuốc lợi tiểu.
Dùng ngoài, rau sam giã nát đắp chữa mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do những vi khuẩn
thông thường như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.
Trong y học dân gian Trung Quốc, rau sam được dùng với
các công dụng sau :
- Chữa viêm ruột, lỵ trực khuẩn. Mỗi ngày dùng 1kg
cây tươi hoặc 250g cây khô, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa eczema, viêm da do sán vịt. Dùng cả cây sắc uống,
đắp ngoài hoặc rửa.
- Xuất huyết tử cung sau đẻ, mổ đẻ, nạo thai, hoặc
xuất huyết cơ năng. Dùng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào tử cung.
- Chữa viêm ruột thừa cấp, giun móc, các bệnh lậu, bệnh
do Trichomonas, viêm khớp do giang
mai, các bệnh gan, thận, chứng thiếu vitamin, bại liệt do bệnh nhiễm khuẩn, thuốc
chống độc khi bị rắn độc và sâu bọ cắn. Dùng hạt rau sam phối hợp với các dược
liệu khác làm thuốc hạ sốt. Dùng tại chỗ để chữa bệnh nấm và viêm da mủ.
Ở Ấn Độ, rau sam được coi là thuốc làm mát, chữa
thương tích, chống bệnh scorbut, nhuận tràng và lợi tiểu. Tác dụng lợi tiểu có
lẽ do có tỷ lệ cao muối kali. Nó có tác dụng tốt trong bệnh scorbut và các bệnh
về gan, lách, thận và bàng quang. Nó cũng được dùng chữa các bệnh tim mạch, khó
đái, đái ra máu, bệnh lậu, sưng núm vú và loét miệng. Nước ép rau sam đôi khi
được dùng chữa đau tai và đau răng. Trong liệu pháp vi lượng đồng căn, cây được
dùng để tăng tiết dịch vị và để lọc máu. Thuốc nhão từ lá rau sam được đắp chữa
bỏng, bệnh vẩy da, sưng phù và viêm quầng. Lá và ngọn được dùng đắp để chống chảy
máu.
Hạt rau sam rang vàng có tác dụng lợi tiểu và chống
lỵ, và cũng được dùng đắp chữa bỏng và bệnh vẩy da.
Ở Haiti, rau ram được dùng trong y học cổ truyền
dưói dạng thuốc sắc để chữa suy nhược, ở Italia, nước hãm toàn cây trị giun,
dùng ngoài đắp vào bụng trong trường hợp tăng tiết acid dịch vị, và dùng nước
hãm hạt và lá trị lỵ, nhiễm khuẩn đường niệu - sinh dục. Ở Nigiêria, rau sam trị
chứng đau cơ.
Bài thuốc có rau sam:
1. Chữa lỵ:
a) Rau sam, cỏ sữa lá nhỏ, mỗi vị 100g, sắc với 400
ml nước, chia hai lần uống trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi và
rau má mỗi vị 20g.
Nếu muốn sắc một lần để dùng nhiều ngày cần thêm
0,5g natri benzoat hay 0,3g nipagin để bảo quản. Có thể sắc như trên rồi đóng ống
5 mỉ (không cần thêm thuốc bảo quản), hàn ngay và hấp tiệt trùng.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi, ngày uống 4 lần, mỗi lần 5
ml; 6 tháng đến 1 tuổi, ngày uống 4 lần, mỗi lần 10 ml; 2 tuổi trở lên mỗi tuổi
thêm 5 ml.
b) Rau sam, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa lá to, lá nhót, búp ổi,
mỗi vị 10g. Dạng thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15g.
c) Rau sam 40g, cỏ nhọ nồi 50g; chỉ xác, hạt cau, lá
trắc bá, vỏ rụt, hoa hoè, mỗi vị 20g. Tán bột, ngày uống 20g với nước vối.
d) Rau sam 20g, cỏ sữa lá nhỏ 16g, cam thảo đất 12g,
tử tô 12g, cỏ mần chầu 12g, kinh giới 12g.
Dạng thuốc bột, thuốc hoàn ngày uống 2 - 3 lần, mỗi
lần 10 - 12g. Nếu bệnh cấp, có thể sắc uống.
2. Trừ giun kim:
Rau sam 50g tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nhỏ, vắt
lấy nước, hòa thêm đường, uống vào buổi tối. Dùng 3 ngày.
3. Chữa đái buốt, đái ra máu:
Rau sam tươi, giã vắt lấy nước uống thường xuyên. Hoặc
nấu canh rau sam ăn hàng ngày. Dùng 3 - 7 ngày.
4. Chữa xích bạch đới:
Rau sam tươi (100g) giã nát vắt lấy nước, hòa với
lòng trắng trứng gà, hấp chín, dùng trong ngày, liên tục 3 - 5 ngày.
5. Chữa chốc đầu trẻ em:
Rau sam tươi giã nát, thêm nước, sắc đặc hoặc đốt ra
than hòa với mỡ lợn, bôi nhiều lần trong ngày.
6. Chữa đinh râu:
Lá rau sam phối hợp với lá cỏ xước, giã đắp.
7. Trẻ em sốt phát ban:
Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước cốt cho uống, bã đắp.
8. Chữa trúng phong bại liệt một bên:
Rau sam, dây bìm bìm, nghệ, lá đậu gió, xương bồ,
huyết giác, hồi hương, đinh hương, mỗi vị 12g; quế chi 20g. Các vị đều tán nhỏ,
trộn với 1 bát rượu và 1 chén nước tiểu mà bóp.
9. Chữa đầy bụng khó tiêu:
Rau sam tươi một nắm to, cho vào cối với một nhúm muối
và một chén giấm, giã nhỏ, chắt lấy nước cốt uống. Dùng vài lần.
10. Chữa đau vú:
Rau sam phối hợp với thanh đại, giã nhỏ đắp.
11. Thuốc giải độc:
Khi uống nhầm thuốc có chất độc, dùng rau sam thật
nhiều giã vắt lấy nước cốt 100 ml cho uống, bã đắp vào rốn. Ngày làm 4 - 5 lần.
0 Comment:
Post a Comment