Search This Blog

THUỐC CAO DÁN

THUỐC CAO DÁN



A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm dính vào da ở nhiệt độ của cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa.
Khi dùng phết lên vải hay giấy rồi cắt thành từng miếng có kích thước thích hợp dùng dán lên các chỗ đau, nhức làm giảm đau hoặc dán lên các mụn nhọt đang ở thời kỳ mưng mủ.

B. THÀNH PHẦN

1. Dược chất.

Dược chất cao dán thường là các dược liệu thảo mộc, động vật hay các tinh dầu. Cũng có khi dược chất là các hoá chất, khoáng chất.

2. Tá dược

Gồm có:
- Dầu: Thường dùng là dầu Vừng, nhưng cũng có thể dùng các loại dầu béo khác như: Dầu Dọc, dầu Lạc, dầu Trẩu, dầu Hạt bông, dầu Cám, dầu Ôliu, dầu Dừa...
- Hồng đơn còn gọi là Hoàng đơn hay Duyên đơn thành phần chủ yếu là Pb2O3PbO . Bột màu đỏ thẫm tươi.,
- Mật đà tăng: Thành phần chủ yếu là PbO. Bột màu vàng cam đỏ.
- Quan phấn: Thành phần chủ yếu là carbonat chì kiềm - PbCO3, Pb(OH)2 bột màu trắng.

C. CÁCH BÀO CHẾ

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

a. Nguyên liệu: Các dược liệu dùng để chế cao dán phải được chọn lọc chế biến sao tẩm đúng với yêu cầu của từng vị và từng thứ cao.
b. Dụng cụ cần dùng:
- Chậu sành hay chậu thau men. (loại chịu nhiệt và acid).
- Đũa thuỷ tinh để quấy.
- Lọ rộng miệng để đựng cao.
- Giấy hay vải để phết cao.
- Vải lọc.

2. Nấu cao.

Có 3 giai đoạn:

a. Chiết thuốc trong dầu:

Cho nguyên liệu (thuốc) ngâm vào dầu từ 5-10 ngày sau đó đem rán trong dầu cho tới khi bên ngoài thuốc vàng đều (nhiệt độ dầu khoảng 200-220°C) thuốc nổi lên vớt bỏ bã và đem lọc qua vải.

b. Luyện dầu thành châu:

Dầu sau khi vớt bỏ bã thuốc đem đun tiếp tục cho tới khi nhỏ một giọt dầu vào bát nước lạnh dầu không tan ra là được (nhiệt độ của dầu lúc này vào khoảng 320-360oC).
c. Luyện cao:.
Dầu sau khi đã luyện thành châu thì cho Hồng đơn và các thuôc bột vào (nếu có) đánh thật đều cho tới khi thả một ít cao vào bát nước lạnh lấy ra không dính tay, kéo thành sợi, song sợi không dài quá hoặc ngắn quá là được.

3. Những điểm cần chú ý trong khi làm cao dán:

- Loại dược liệu động vật cứng rắn như Hổ cốt, Xuyên sơn giáp... cần rán kỹ ở nhiệt độ cao.
- Loại dược liệu dễ bay hơi như tinh dầu thì cho vào sau cùng khi nhiệt độ của dầu xuống dưới 60°C.
- Loại quý như Xạ hương thì sau khi phết cao lên giấy hay vải mới rắc vào.
- Hồng đơn trước khi cho vào dầu phải rang lên để đảm bảo hàm lượng PO3O4 không được dưới 90%; nếu hàm lượng PO3O4 dưới 90% (nước trong Hồng đơn cao) khi cho vào dầu sẽ bị vón cục lắng xuống đáy dầu không kết hợp được.
Lượng Hồng đơn cho vào thường từ 7-10% trong 1kg dầu thuốc. Nhưng nếu chế cao vào mùa đông thì lượng Hồng đơn nên giảm đi một ít; nếu chế cao vào mùa hè thì lượng Hồng đơn nên nhiều hơn một ít để tránh cho cao quá mềm hay quá cứng.
- Nếu muôn chế cao dán có màu trắng thì thay Hồng đơn bằng Quan phấn nhưng cần chú ý Quan phấn là chì carbonat khi gặp nhiệt độ cao CO2 sẽ bay làm cho cao có nhiều bọt do đó cần để cho nhiệt độ dầu hạ xuông khoảng 100-120oC mới cho Quan phấn vào đánh đều sẽ có loại cao dán màu trắng rất đẹp.
Chất lượng của thuốc, của dầu thay đổi trong quá trình nấu cao:
+ Thay đổi thành phần của thuốc: Một số thành phần không chịu được nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ, một số thuôc khác sẽ bị cháy, một số thành phần sẽ kết hợp với dầu thành những chất phức hợp, đây là vấn đề rất đáng chú ý trong việc chế cao dán (cần nghiên cứu).
+ Thay đổi chất lượng của dầu: Trong nhiệt độ cao như vậy dầu có nhiều thay đổi về lý tính, hoá tính như độ dính cao, tỷ trọng lớn hơn, thể tích phân tử lớn hơn, phân tử lượng cũng lớn hơn, acid béo không no có một số dây nối đôi bị phá huỷ... tạo nên một số sản phẩm mới sau khi các aicd béo bị oxy hoá như các aceton aldehyd... gây kích ứng da.

4. Khử độc tố trong cao dán.

Trong quá trình nấu cao một số sản phẩm mới được tạo thành. Các chất này dễ bay đi trong khi luyện cao, nhưng không khử hết sẽ gây kích ứng da (ngứa, nổi
mẩn, loét...). Để tránh gây kích ứng da ta phải khử độc tố trong cao dán, cách tiến hành như sau: Cao nấu xong chia thành miếng nhỏ (1-2 lạng) ngâm trong nước lạnh 15-20 ngày mỗi ngày thay nước một lần (các aceton aldehyd sẽ hoà tan vào trong nước). Sau đó vớt cao đem đun nóng ở 80-90°C cho cao chảy ra rồi phết lên giấy hoặc vải. Cũng có thể khử bằng cách khi cao đang nóng trên 200°C phun nước vào (tia nước rất nhỏ) nước bốc hơi bay đi sẽ cuốn theo độc tố.

5. Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Cao dán phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Độ nóng chảy 35-45°C.
- Mặt cao phết trên vải hoặc giấy nhẵn bóng, đồng đều.
- Không được gây kích ứng da.
- Sai số khối lượng đóng gói: ± 5% so với 1 gói cao 5g.

D. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUỐC CAO DÁN

1. Cao tan

Củ Ráy dại 200g
Nghệ già 100g
Cóc vàng (thiêu tồn tính) 2 con
Dầu vừng 1000g
Hồng đơn 150g
Cách làm: Củ Ráy dại, Nghệ già cạo sạch vỏ thái mỏng. Cóc vàng đập chết, lấy đất sét nhão bọc lại dày 2cm đem nung đỏ, để nguội, đập bỏ vỏ, lấy xác cóc đã cháy thành than (đen óng ánh như than đá) tán nhỏ. Hồng đơn đem rang khô.
Cho Nghệ và củ Ráy đã thái mỏng ngâm vàọ dầu Vừng 5 ngày. Đem rán tới khi Nghệ và Ráy quăn teo lại cháy xám nổi lên, vớt hết bã Nghệ và Ráy ra (nên đun cách cát đề phòng hoả hoạn) lọc dầu qua vải. Sau đó tiếp tục đun dầu cho tới khi thành châu. Cho bột Hồng đơn và bột Cóc vào tiếp tục quấy đều cho tới khi thả một ít cao vào bát nước nguội sờ không dính tay và kéo thành sợi không dài quá, không ngắn quá là được. Cao đang nóng phun nước vào để khử độc tố.
Dùng thìa con múc cao phết lên giấy hay vải đã chuẩn bị sẵn. Mỗi miếng cao khoảng độ 5g. Để nguội, đóng gói, dán nhãn.
Công dụng: Làm tan các mụn nhọt mới phát sinh và hút mủ các mụn nhọt chưa vỡ mủ. Làm mau lên da và liền miệng các mụn nhọt đã vỡ mủ.
Cách dùng: Rửa sạch mụn nhọt, dán cao lên trên mụn nhọt.
Bảo quản: Để nơi kín, khô mát.

2. Cao dán nhọt và trừ đau nhức

Củ Ráy dại tươi 1000g
Nghệ già 1000g
Hạt Gấc (bỏ vỏ cứng) 1000g
Tạo giác thích (gai Bồ kết) 1000g
Quả Bồ kết 2000g
Tùng hương 1000g
Dầu Vừng 5000g
Hồng đơn 500g
Cách làm: Củ Ráy dại, Nghệ già, hạt Gấc thái mỏng ngâm vào dầu vừng 5 ngày. Gai Bồ kết, quả Bồ kết sao tồn tính tán bột mịn. Hồng đơn rang khô. Đem rán củ Ráy, Nghệ và hạt Gấc trong dầu vừng cho tới khi cháy xém nổi lên, vớt bỏ bã, lọc dầu qua vải. Sau đổ tiếp tục đun dầu cho tới khi thành châu. Cho Tùng hương vào quấy đánh tan đều trong dầu (cần đề phòng cháy). Bắc ra cho Hồng đơn và bột Bồ kết, Tạo giác thích vào đánh thật đều cho tới khi'cho 1 ít cao vào bát nước lạnh lấy ra sờ không dính tay và kéo thành sợi không dài quá, không ngắn quá là được.
Cao đang còn nóng phun nước vào để khử độc tố.
Dùng thìa con múc cao phết lên giấy hay vải đã chuẩn bị sẵn, mỗi miếng độ 5g. Để nguội, đóng gói, dán nhãn. Hoặc để vào chai rộng miệng đậy kín dùng dần.
Công dụng: Làm tan nhọt độc, hậu bối, tràng nhạc, chữa đau nhức khớp xương, đau lưng, đau tức ngực sườn.
Cách dùng: Đau đâu dán đấv.
Bảo quản: Đểnơi kín, khô, mát.

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com