Search This Blog

CÁ QUẢ chữa mồ hôi trộm và lở ngứa kinh niên

CÁ QUẢ



Tên khoa học: 

Ophiocephalus maculatus Lacépède; Họ Cá quả (Ophicephalidae).

Tên khác: 

Cá chuối, cá lóc, cá chuối hoa.

Tên nước ngoài: 

Channa d'orient (Pháp).

Mô tả:

Thân tròn, dài 30 - 50 cm, đầu dẹt, miệng to, hơi xiên, hàm dưới nhô ra, bụng tròn, phần gần đuôi dẹt bên. Trên thân, có nhiều đốm và chấm đen, lưng màu đen, bụng trắng nhạt. Nhìn chung, toàn thận màu đen hoặc xám hơi vàng. Vây lưng và vây hậu môn kéo dài đến tận đuôi, vây đuôi tròn xòe rộng. Các vây không có gai cứng.
Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống khá lâu trong điều kiện nước thiếu oxy.
Cá quả nặng 1,3 kg, con lớn có thể đến 5 - 7 kg.

Cá quả: Ophiocephalus maculatus
Cá quả: Ophiocephalus maculatus

Phân bố, sinh thái:

Cá nước ngọt, sống chủ yếu ở vùng nước nông, gần bờ, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, nhất là ao, hồ, ruộng, đầm. Vùng đồng bằng, trung du và miền núi đều có cá quả.
Là loài cá dữ, nhất là khi nuôi con, nên không được nuôi cá quả chung với các loài cá khác. Thức ăn thông thường của cá quả là cá con, ếch, nhái, côn trùng sống ở nước. Cá đẻ trứng vào tổ làm bằng loài cỏ nước, mỗi năm 4 - 5 lần. Khi trứng nở, cá đực nuôi con đến khi chúng biết tự săn mồi.

Bộ phận dùng:

Cá quả được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư. Thịt cá được dùng chủ yếu. Còn dùng mật cá.

Thành phẩn hóa học:

Thịt cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, các muối Ca 90 mg%, P 240 mg%, sắt 2,2 mg% và cung cấp cho cơ thể 100 calo trong 100g thịt.

Tính vị, công năng:

Cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trừ phong, hạ hỏa, tiêu thũng, chống viêm.

Công dụng:

Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ em bị ra mồ hôi trộm, lấy cá quả (100 g) rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lọc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 300 ml nước được 200 ml, thêm muối cho đậm. Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng 3 ngày. Thịt cá quả (1 con) nấu nhừ với lá bìm bìm non, lá dâu non hoặc quả bí đao (50 g). Ăn trong ngày đến khi đái được và nhẹ mặt, chữa cam thũng (phù thũng ở trẻ nhỏ).
Để chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi, lấy cá quả (1 con), làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào. Buộc chặt. Lại lấy lá ké bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Ăn hết thịt cá trong một ngày. Dùng 2 - 3 ngày.
Mật cá quả (không đắng như mật của các cá khác) tẩm bông sạch, bôi nhiều lần trong ngày, chữa viêm họng thể nguy cấp.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, cá quả (1 con) làm sạch nhớt, đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết ruột, sấy khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 g chữa sốt cao, mồ hôi trộm, viêm gan, vàng da.
Người ta còn chế biến cá quả thành những món ăn - vị thuốc phổ biến như sau:
- Chữa nhọt trong tai: Cá quả (250 g), cá mực (200g), đậu phụ (50 g), trám muối (4 quả). Tất cả ninh nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong một ngày.
- Chữa sốt cao, háo khát, bí đái do thận hư: Cá quả (1 con) làm sạch, ĩiấo chín với đậu phụ (250 g). Ăn vào hai bữa cơm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com