Search This Blog

CÁ SĂN SẮT-Công dụng cách dùng

CÁ SĂN SẮT



Tên khoa học: 

Macropodus opercularis L.; Họ: Cá rô (Anabantidae).

Tên đồng nghĩa:

Polyacanthus opercularis

Tên khác: 

Cá đuôi cờ, cá cờ, tiên cung, rô thia, cá thiên đường.
Tên nước ngoài: Paradise fish (Anh), poisson de paradis (Pháp).

Mô tả:

Thân hình bầu dục dẹt, dài 8-10cm, có màu sặc sỡ, xen kẽ 8-11 vạch ngang màu xanh.
Đầu to, lưng hơi phẳng, miệng nhỏ, hướng lên, mắt to. Vây lưng và vây hậu môn to và dài dần vẻ phía điiôi thành dải nhọn. Vây ngực to tròn. Vây bụng nhỏ thuôn dài thành sợi. Vây đuôi chẻ thành hai thuỳ nhọn song song. Gốc các vây có màu xanh, viền vây đuôi mầu vàng.
Cá đực có vây to, dài, sặc sỡ hơn cá cái.
Có một chủng biến dạng về màu sắc, thân màu trắng ngà, mắt đỏ.

Cá săn sắt: Macropodus opercularis
Cá săn sắt: Macropodus opercularis L.

Phân bố, sinh thái:

Cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam và miềĩì nam Trung Quốc, trong các ao, ruộng nước ở đồng bằng và miền núi. Cá sống thành đôi, ăn ấu trùng, bọ gậy, giun đỏ.

Bộ phận dùng:

Cả con còn sống.

Tính vị, công năng:

Cá săn sắt có vị ngọt, nhạt, có tác dụng tiêu viêm, giải độc.

Công dụng:

Theo kinh nghiệm dân gian, cá săn sắt (1 con) giã nát với lá cỏ xước, lá thông non và nõn cây chuối, đắp làm thuốc rút gai, dằm.
Ở Trung Quốc, người ta lấy cá săn sắt (2- 4 con) rửa sạch, ninh nhừ nhỏ lửa với 60- 90g đậu đen. Ăn nóng làm thuốc bổ huyết, bổ thận, khỏi chóng mặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com