CÁ GIẾC
Tên khoa học:
Carassius auratus
L.; Họ Cá chép (Cyprinidae).
Tên nước ngoài:
Carassin vulgaire (Pháp).
Mô tả:
Loài cá xương. Thân dẹt hai bên, cân đối, dài 15- 20cm, đầu
và đuôi thuôn, miệng hướng lên, mắt viền đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài, nhỏ dần
về phía đuôi, vây hậu môn ngắn, vây đuôi chia hai thuỳ nhọn xiên bằng nhau.
Toàn thân có màu ánh bạc, bụng nhạt hơn lưng.
Cá giếc: Carassius auratus L.
Phân bố, sinh thái:
Cá nước ngọt phân bố rộng rãi khắp Đông Nam Á, Nhật Bản,
Trung Quốc, ở Việt Nam, đó là loài cá nuôi phổ biến ở ao, hồ, ruộng nước (đồng
bằng), ruộng bậc thang (vùng núi cao). Cá ăn giun, nhuyễn thể, thực vật thuỷ
sinh. Mùa sinh sản: tháng 3-7.
Bộ phận dùng:
Cá giếc được dùng trong y học cổ truyền vói tên thuốc là tức ngư. Thịt cá là bộ phận dùng chủ yếu.
Còn dùng mật.
Thành phần hoá học:
Thịt cá giếc chứa 17,7% protid, 1,8% lipid; 70mg% Ca, 152mg%
p, 0,8mg% sắt; vitamin B1 và acid nicotinic.
Tính vị, công năng:
Thịt cá giếc có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ
tỳ vị, hành thuỷ, tiêu thũng, tiêu khát, làm se, sát khuẩn. Mật cá giếc có vị đắng,
tính lạnh.
Công dụng:
Gá giếc nướng, nấu với rau má mơ (rau má họ) ăn hàng ngày chữa
đau gan, vàng da; với rau rút làm canh ăn chữa biếng ăn; với đậu đỏ hoặc vỏ quả
bí đao để tiêu phù thũng; với nấm hương làm tăng tiết sữa. Để chữa phù ở trẻ
em, kiết lỵ ra máu, lấy cá giếc (1 con) đánh vảy, mổ bụng, làm sạch ruột, rồi
phi phèn chua (1 cục nhỏ) tán bột, cho vào bụng cá, đốt tồn tuứi, tản nhỏ mịn.
Mỗi ngày uống 10g chia làm hai lần.
Cá giếc làm sạch, nhồi đầy lá chè non vào bụng, bọc giấy, đốt
cho chín thịt cá, ăn vài lần là khỏi bệnh đái tháo, tiêu khát, uống nước nhiều
(Thầy thuốc ưu tú-Lương y Lê Trần Đức).
Cá giếc (1 con khoảng 250g), sa nhân, gừng, hồ tiêu (mỗi thứ
3g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa buồn nôn,
nôn mửa.
Bột cá giếc (5g) uống với bột gừng (3g), bột bán hạ chế (3g)
trị viêm phế quản mạn tính.
Dùng ngoài, lấy mật cá giếc (1 cái) đốt thành than, tán nhỏ,
trộn với dầu vừng, bôi chữa sa dạ con sau khi đã rửa sạch bộ phận này bằng nước
ngâm tỏi.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng cá giếc
dưới dạng món ăn - vị thuốc để bình gan, thấp dương, hạ huyết áp theo cách làm
sau: Cá giếc (200g) đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, thoa lên mình cá bằng dầu
ăn (10g), rượu trắng (10g) và ít muối, rồi bỏ vào nồi cùng với nước dùng gà
(500ml), gừng (5g, đập giập), hành (5g, thái nhỏ), bột mẫu lệ (12g). Nấu sôi,
cho đậu phụ (200g, cắt miếng) vào đun nhỏ lửa đến chín nhừ, rồi bỏ lá cải
xanh (100g, cắt nhỏ) vào là được. Để nguội, ăn cả cái lẫn nước làm một lần
trong ngày.
Phụ nữ ở một số địa phương nấu cá giếc với hoàng kỳ, khởi tử,
rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường làm món ăn bổ huyết, dưỡng
da làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.
Mật cá giếc (5- 10 giọt) uống với ít rượu là thuốc chữa viêm
túi mật. Vảy cá giếc nấu thành cao, mỗi lần uống 30g với rượu nóng chữa bệnh xuất
huyết.
0 Comment:
Post a Comment