CÁ CHÉP
Tên khoa học:
Cyprinus carpio
L.; Họ Cá chép (Cyprinidae).
Tên khác:
Cá gáy.
Tên nước ngoài:
Common carp (Anh), carpe (Pháp).
Mô tả:
Thân dẹt, đầu và phần đuôi thuôn, vảy to và tròn lưng hơi
gù, miệng rộng, hơi hướng lên, mép có râu, vây lưng có xương gai cứng, vây hậu
môn có răng cưa, vây đuôi có 2 thùy nhọn xiên bằng nhau, đôi khi màu đỏ. Cá có
kích thước trung bình dài 30- 50cm nặng l-2kg, con to có thể dài đến 1m, nặng
hơn 10kg, lưng màu thẫm (thường lục xám đen hay đỏ tím đen), bụng trắng.
Phân bố, sinh thái:
Cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở ao, hồ, ruộng trũng khắp
các vùng địa lý châu Á, châu Âu, châu Phi. Có nhiều biến dị do những môi trường
sống khác nhau như hình dạng, kích thước, bộ vảy và màu sắc. Ăn động vật không
xương sống, sinh vật phù du và thực vật thuỷ sinh. Mùa sinh sản chính vào tháng
2- 4.
Người ta đánh bắt chủ yếu vào tháng 7-11. Tránh mùa sinh đẻ.
Bộ phận dùng:
Cá chép được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lý
ngư. Thịt cá, vảy cá và mật cá được sử dụng.
Thành phần hoá học:
Thịt cá chép có 16% protid, 3,6- 5,6% lipid (trong đó có
0,3% acid béo omega-3), 0,9 mg% sắt, 17mg% Ca, 184 mg% P, 12mg% Mg, 181mcg%
vitamin A, 0,018mg% B1, 0,04mg% B2, 0,17mg% B6...
Vảy cá chứa collagen. Mật cá có sắc tố mật, acid mật và sterol
Tính vị, công năng:
Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu, hạ
khí, tiêu thũng, an thai, thông sữa, giảm ho suyễn. Vảy cá tính bình, cầm mầu.
Mật cá có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục.
Công dụng:
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm
non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam thũng). Dùng đến khi đái được
nhiều và thấy nhẹ mặt. Có thể dùng cá giếc hay cá quả thay thế. Cá chép (1 con)
nấu với hoàng kỳ (60g) ăn trị bí đái. Người cao tuổi dùng rất tốt. Để chữa phù
nề, vàng da ở phụ nữ có mang, lấy thịt cá chép (1 con) nấu thật nhừ với hạt đậu
đỏ (100g) và trần bì (10g). Cá chép loại đuôi đỏ (600g) mổ bỏ ruột, nhồi vào bụng
20g phèn chua nghiền nhỏ, rồi bọc giấy, trát bùn, đem nướng chín; sau đó, bỏ
bùn, gỡ lấy thịt cá, nấu cháo ăn hết trong một ngày lại chữa thũng trướng. Cháo
gạo nếp nấu với một con cá chép và 1 lạng a giao, ăn trong 3 ngày làm thuốc an
thai (Thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức). Cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất
sét, nướng chín; bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói ngày một lần, chữa
viêm khí quản cấp tính (Tài liệu nước ngoài). Cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn,
uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần, là thuốc thông sữa, bổ huyết. Phụ nữ còn thường
truyền cho nhau kinh nghiệm dùng cá chép cỡ 300- 400 g luộc ăn trong thời kỳ
thai nghén khoảng 1-3 tháng để cho dễ đẻ và có những đứa con khoẻ mạnh, thông
minh, da dẻ hồng hào.
Mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền
nát, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 5- 7 ngày, càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng
lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30 ml chữa liệt dương. Cũng với công dụng
trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), trứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1
cái) làm viên uống. Mật cá chép và đất lòng bếp (lượng bằng nhau), trộn đều,
tán nhỏ nhuyễn, bôi vào cổ chữa trẻ con bị tắc họng, không nuốt được (Nam dược
thần hiệu).
Vảy cá chép (nửa bát) rang cháy đen cùng với lá ngải cứu và
rễ cây gai (mỗi thứ 1 nắm) nghiền nát, sắc vói 400 ml nước còn 100ml, uống làm
hai lần trong ngày. Dùng 3 ngày. Chữa rong kinh, rong huyết khi có thai.
Theo tài liệu nước ngoài, vảy cá chép (200g) cắt nhỏ, sắc nhỏ
lửa với nước rồi cô đến khi thành cao đặc. Ngày uống 40- 60g cao với rượu hâm
nóng, chia làm 2 lần. Chữa chảy máu tử cung. Để chữa hóc xương cá, lấy
36 cái vảy ở lưng cá chép, sao vàng, tán bột mịn, uống vói nước lạnh. Thịt cá
chép nấu với ngó sen lại là món ăn - vị thuốc bổ huyết, ích thận, kiện tỳ.
0 Comment:
Post a Comment