BÒ
Tên khoa học:
Bos taurus domesticus
Gmelin; Họ Bò (Bovidae).
Tên khác:
Bò nhà, bò nuôi.
Tên nước ngoài:
Ox (bò đực), cow (bò cái) (Anh); boeuf (bò đực), vache (bò
cái), veau (bê) (Pháp).
Mô tả:
Bò trưởng thành nặng 300 - 1200 kg, có khi hơn tùy theo giống.
Thân to khỏe. Đầu có sọ rộng, trán bằng hơi lõm, sừng rỗng cong sang hai bên hoặc
hướng ra phía trước, mũi trơn ẩm, mắt to, cổ to dày, có yếm ở phía dưới. Lưng
thẳng, bụng to, bầu vú có 4 núm. Đuôi dài có túm lông ở phần cuối. Bộ lông tùy
theo giống: một màu (vàng, đen, trắng, nâu, nâu đỏ), hai màu (đen trắng, trắng
nâu) hoặc ba màu (đen, trắng, nâu).
Ở Việt Nam, có nhiều giống bò:
- Bò Việt Nam, tên khác là bò vàng: Thân hình nhỏ, nặng 180
- 300 kg gồm các giống Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Nghệ An.
- Bò nhập: Thân hình to khỏe, nặng từ 400 kg trở lên, gồm
các giống Hà Lan, Xin Ấn Độ, Thụy Sĩ...
Sau đó, người ta cho phối giống bò nhập với bò địa phương để
được giống lai có tầm vóc, khối lượng và năng suất thịt và sữa cao.
Con Bò và vị thuốc Ngưu hoàng
Phân bố, sinh thái:
Bò nhà được thuần hóa từ bò rừng (Bos javanicus) cách đây hàng nghìn năm. Lúc đầu, bò được nuôi ở Ấn
Độ, sau phát triển rộng rãi ở châu Á, châu Âu và châu Phi để lấy thịt, sữa và sức
kéo.
Hiện nay, có những giống bò thịt ở 12 - 15 tháng tuổi đã nặng
420 - 450 kg với tỷ lệ thịt xẻ khoảng 60% và giống bò sữa với sản lượng sữa
trung bình 6000 - 7000 kg/chu kỳ 300 ngày.
Ở Việt Nam, bò được nuôi ở khắp nơi. Vào những thập kỷ gần
đây, ngành bò sữa đã được đẩy mạnh và phát triển.
Bộ phận dùng:
Thịt, sữa, mật, gan và sạn hay sỏi trong túi mật của bò
(ngưu hoàng). Nhiều bộ phận khác của con vật cũng được dùng.
Cấch lấy ngưu hoàng: Những con bò già, gầy yếu, lờ đờ, thở
khò khè, thường có ngưu hoàng. Khi làm thịt bò, nếu nắn túi mật thấy có vật rắn
cứng (chính là ngưu hoàng) thì mở túi lấy riêng ra, không rửa nước mà lau sạch
các màng nhầy bám xung quanh bằng vải mềm hoặc gạc sạch. Không phơi nắng hoặc sấy
lửa làm ngưu hoàng nứt vỡ, kém phẩm chất. Bảo quản ngưu hoàng bằng cách bọc
bông, rồi cho vào một cái túi vải thưa, buộc cẩn thận, cho vào hộp kín có vôi cục
hoặc gạo rang để hút ẩm. Mùa thu hoạch ngưu hoàng có thể diễn ra quanh năm. Dược
liệu có kích thước không cố định, to có thể bằng quả trứng gà, nhỏ bằng hòn cuội
hoặc viên sạn. Mặt cắt có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ. Ngưu hoàng tổng hợp có dạng
bột, màu cá vàng, mùi thơm như mít chín, đựng trong lọ màu, tránh ánh sáng.
Thành phần hóa học:
Thịt bò chứa protid (12 - 20%), lipid (10 - 14%), muối
khoáng, vitamin và cholesterol (70 mg%).
Sữa bò chứa 87% nước, 3,5% protid, 3,9 - 4,4% lipid, 4,6% đường,
0,7% muối khoáng, nhất là Ca (123 mg%), 22 mg% cholesterol và cung cấp 171
calo/100g thịt.
Mật bò có sắc tố mật, muối và acid mật.
Sạn hay sỏi mật bò chứa acid cholic, cholesterol, acid béo,
bilirubin, vitamin D, các muối khoáng.
Tính vị, công năng:
Thịt bò có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí,
lợi huyết, mạnh gân xương.
Sữa bò có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận
tràng, kích thích tiêu hóa.
Ngưu hoàng có vị đắng, tính bình, vào kinh lâm can, có tác dụng
thanh nhiệt, trấn kinh, mạnh tim, giải độc.
Mật bò có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng mát gan,
sáng mắt, giải độc, tiêu sưng, kích thích tiêu hóa.
Gan bò có vị ngọt, đắng, tính bình, có tác dụng bổ gan, dưỡng
huyết, sáng mắt.
Công dụng:
- Thịt bò là một thực phẩm rất phổ biến ở hầu hết các nước
trên thế giới, ở Việt Nam, thịt bò ít được dùng làm thuốc, trái lại ở Trung Quốc,
người ta chế biến thịt bò với nhiều loại dược liệu và gia vị thành những món ăn
- vị thuốc rất thông dụng: Thịt bò (100g) nấu nhừ với hồ tiêu, sa nhân, trần
bì, vỏ quế (mỗi vị 3 g), gừng tươi (15 g), thêm ít muối, ăn ngày hai lần. Thuốc
bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa; với thảo quả (6 g) chữa đau dạ dày do hàn. Để chữa
chứng tích trệ, trướng bụng, lấy thịt bò (0,5 kg) phối hợp vái thường sơn (10
g) hầm nhừ ăn làm nhiều lần trong ngày.
- Sữa bò rất tốt cho mọi lứa tuổi, làm phục hồi nhanh sức khỏe,
nhất là đối với cơ thể đang trong tình trạng suy yếu như lao lực quá độ, mới ốm
dậy. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, sữa bò chỉ đứng sau sữa mẹ. Ở các nước
phương tây, sữa bò được dùng với tỷ lệ cao khoảng 90%. Dạng dùng thông thường
là sữa tươi, sữa nước, sữa đặc có đường, sữa bột. Sữa bò (250 g), mật ong (100
g), nước lá hành (50 ml) nấu chín, uống hàng ngày, chữa táo bón kinh niên.
Váng sữa (lớp đông đặc trên mặt sữa bò đun sôi, để nguội) 20
- 30 g trộn với mật ong (15 g), gạo nếp (50 - 100 g), nước vừa đủ để nấu thành
cháo. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần. Thuốc bổ ngũ tạng, ích khí huyết, làm bóng da, mượt
tóc (Tài liệu nước ngoài).
- Mật bò chữa đau bụng, đau dạ dày, suy gan, vàng da, rối loạn
tiêu hóa, táo bón, bệnh về mắt, khát nước, trẻ em cam tích, lở loét. Mật rất đắng
nên thường được chế biến như mật lợn để dùng (xem Mật lợn). Liều dùng hàng ngày
của cao mật bò là 0,5 - 2 g chia làm hai lần. Có thể làm viên mặt bò theo kinh
nghiệm của Bệnh viện Nam Định như sau: Cao mật bò (100 g), lưu hoàng đã rửa lại
(100 g), bột hoạt thạch (150 g), tinh dầu bạc hà (20 giọt). Tất cả trộn đều,
làm thành viên 0,15g. Ngày uống 20 - 30 viên, chia làm 2-3 lần. Dùng liền một
tháng. Để chữa viêm gan virus (thuốc đặc trị), lấy mật bò (1 cái) đã chế biến
thành cao, trộn với long đởm thảo (40 g) phơi khô, tán bột, làm thành viên.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 8 g.
- Gan bò đã được bào chế bằng phương pháp thủy phân hoàn
toàn để được cao gan chứa acid amin, dẫn chất puric và vitamin B12. Thuốc
giúp cho nhu mô gan chóng hồi phục, ngăn ngừa sự tích luỹ mỡ ở tế bào gan, kích
thích quá trình chống độc của gan và tạo các hồng cầu mới chữa viêm gan mạn
tính, xơ gan, tổn thương gan do nhiễm độc máu ở phụ nữ có thai, người bị thiếu
máu, suy nhược.
Các biệt dược chứa gan bò như: Hépaphos (dạng sirô), 100 ml
chứa 10 g cao gan, 0,5 g natri glycerophosphat, 0,7 g dinatri phosphat. Trẻ em
uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày 2 lần; người lớn ngày 4 thìa cà phê, chia 2 lần.
Uống trước bữa ăn; Hepavina (dạng tiêm), ống 2 ml chứa dịch chiết từ cao gan thủy
phân có 20 µg vitamin B12. Ngày tiêm 1-2 ống.
Gan bò (250 g), táo tàu (15 quả), thái nhỏ, ninh nhừ, ăn
trong ngày chữa tim đập mạnh do hoảng sợ, mệt mỏi (Tài liệu nước ngoài).
- Sạn hay sỏi mật của bò: Hàng năm, vị thuốc này vẫn phải nhập
của nước ngoài. Theo tài liệu co, ngưu hoàng được dùng chữa các chứng sốt cao,
phát cuồng, kinh phong, viêm họng, mụn nhọt. Liều dùng hàng ngày là 0,3 - 0,6 g
dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc hoàn. Dùng riêng hoặc phối hợp với sừng tê giác,
xạ hương, hoàng cầm. Ngưu hoàng và phèn chua (lượng bằng nhau) tán nhỏ, rây bột
mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô; mỗi lần uống 2-3 viên với nước trúc lịch
lại chữa trúng gió, miệng mắt méo xệch, đờm dãi tiết liên tục, khó thở (Vũ Văn
Kính).
Phụ nữ có mang không được dùng ngưu hoàng vì dễ bị sẩy thai.
Nhân dân ở một số vùng còn dùng mũi bò (1 cái) và cuống quả
bí ngô (20 cái) rửa sạch, thái nhỏ, rang khô giòn, sắc với 400 ml nước còn 100
ml, uống làm hai lần trong ngày để chữa sẩy thai. Xương ống chân bò chạt nhỏ,
ninh nhừ, lấy nước cốt, nấu với gạo thành cháo cho trẻ ăn hàng ngày chữa gầy
còm, da xanh, chậm mọc răng, chậm biết đi. Dương vật và tinh hoàn bò (ngẩu pín)
chữa thận hư, thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đái són.
Dạng dùng: ngẩu pín làm sạch, sấy khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 g với
nước muối nhạt. Hoặc ngẩu pín băm nhỏ, rồi nấu với rượu và đường thành cao,
ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh với nước ấm.
Viện Y học cổ truyền đã có sáng kiến dùng 5 loại xương là
xương bò hay xương lợn (7 kg), xương chó (5 kg), xương chân gà (3 kg), xương khỉ
(2 kg), xương trăn (1 kg) nấu thành "cao ngũ cốt" dùng bồi dưỡng và
phục hồi sức khỏe cũng rất tốt.
Trước đây, nhiều phủ tạng của bò được điều chế thành biệt dược
Filatov dựa trên nguyên tắc các tổ chức này trong hoàn cảnh sống không thuận lợi
như nhiệt độ thấp... sẽ tiết ra chất kích sinh (biostimulin). Chất này có tác dụng
kích thích các quá trình hoạt động của cơ thể, tăng cường sự trao đổi vật chất,
chức phận sinh lý, sức kháng khuẩn..., do đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể
đối với một số bệnh như lao, loét dạ dày, hen suyễn, phong thấp, một số bệnh về
mắt... Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc tiêm, thuốc uống,
cốm...
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta còn dùng một
số bộ phận của con bò để chữa bệnh như sau:
- Dạ dày bò (1 cái) ninh nhừ với hoàng kỳ (30 g). Ăn cái, uống
nước. Chữa tiêu hóa kém, đầy bụng.
- Đuôi bò (1 cái) ninh nhừ với đương quy (30 g), thêm muối.
Ăn cả cái lẫn nước. Chữa đau lưng, liệt dương do thận hư.
- Gan bò (100 g) nấu với khởi tử (50 g). Ăn cả cái lẫn nước.
Chữa bệnh váng đầu, hoa mắt do gan, huyết kém.
- Dương vật bò (1 cái) hấp cách thủy với khởi tử (20 > 40
g) thêm ít gừng. Ăn chữa liệt dương.
Y học hiện đại đã điều chế từ gan và phổi bò thuốc Heparin để
chữa các chứng viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim và phân lập từ tuyến yên của
bò một glycoprotein có tác dụng chữa viêm tuyến giáp cấp.
Ghi chú:
Kinh
nghiệm dân gian cho rằng thịt bò có tác dụng co rút nên phụ nữ sau khi đẻ thường
ăn thịt bò kho để chóng hồi phục tử cung bị rãn trong khi đẻ. Những người bị
thương ở bắp thịt, gân, xương, không nên ăn thịt bò trong thời gian điều trị,
vì có thể bị co cơ, co gân.
0 Comment:
Post a Comment