BỌ CẠP
Tên khoa học:
Pelamnerus silenus;
Họ Bọ cạp (Buthidae).
Tên khác:
Bọ cạp rừng, toàn trùng.
Tên nước ngoài:
Scorpion (Anh, Pháp).
Mô tả:
Côn trùng có đốt. Thân dài chia làm hai phần; phần đầu-ngực
ngắn, rộng, hơi dẹt có giáp cứng ở mặt lưng, có 4 đôi chân mảnh và một đôi càng
(chân xúc giác) khỏe; phần bụng dài và chia đốt thót dần lại thành đuôi có móc
nhọn mang tuyến độc, uốn cong về phía trước.
Loài bọ cạp thân nhỏ (Archisometrus
mucronatus) và nhiều loài khác thuộc chi Buthiurus hoặc Heteronectrus
cũng được dùng.
Phân bố, sinh thái:
Trên thế giới, có nhiềụ loài bọ cạp thuộc những chi khác
nhau, đặc biệt là loài Buthus martensi
Karsch, hiện vẫn đang phải nhập.
Ở Việt Nam, bọ cạp phân bố ở khắp nơi trong nước, từ đồng bằng
đến miền núi trong những khu rừng ẩm ướt và cả ngọài hải đảo. Nó sống ở chỗ
nóng và ẩm, dưới tầng lá mục, hốc đá, khe vách, kiếm mồi về đêm. Thức ăn của bọ
cạp là sâu bọ, nhện, bướm...
Cách bắt mồi của bọ cạp rất độc đáo. Nó dùng đôi càng khỏe cặp
chặt con mồi, cong đuôi về phía trước rồi dùng móc độc giết mồi.
Bọ cạp còn được nuôi ở Liên Xô trước đây để lấy nọc chế thuốc
chữa bệnh.
Bộ phận dùng:
- Bọ cạp được dùng cả con trong y học cổ truyền với tên thuốc
là toàn yết. Có khi chỉ dùng đuôi gọi là yết vĩ.
Cách chế biến bọ cạp như sau : Thường bắt bọ cạp vào mùa
xuân-hạ, thả ngay vào nước trong hoặc nước có pha muối ăn với tỷ lệ 1 kg bọ cạp
và 300 - 500g muối. Đun sôi trong vài giờ, rồi vớt ra, phơi trong râm mát cho
khô. Khi dùng, ngâm bọ cạp vào nước, rửa sạch cho hết muối, rồi bỏ chân và
đuôi.
Dược liệu hình bầu đục dài yà dẹt. Toàn thân nguyên vẹn dài
5 cm. Phần đầu ngực màu nâu đen, càng và chân cong queo. Mặt lưng màu nâu, mặt
bụng màu vàng nâu. Đầu đốt cuối của đuôi còn nguyên móc. Bẻ gãy phần bụng thấy
bên trong có chất màu đen hoặc vàng nâu, bẻ gãy phần bụng dưới thì trong rỗng.
- Nọc bọ cạp: thu được bằng cách kích thích con vật cho nó
tiết nọc rồi hứng lấy. Có thể dùng xung điện để bắt bọ cạp tiết nọc nhiều lần.
Muốn có 1g nọc, phải lấy ở 8.000 con trong một lần.
Thành phần hóa học:
Bọ cạp chứa 31,84% protid, 18,94% lipid, 17 acid amin cần
cho cơ thể cơn người (Tuần tin tức số 43, ngày 18-24 (10/1993), một chất độc là
buthotoxin hay katsutoxin, các chất betain, trimethylamiỉi, taurin,
cholesterol, lecithin; các acid palmitic, stearic.
Buthotoxin là một loại protid, độc với hệ thần kinh gần giống
như độc tính của nọc rắn.
Tính vị, công năng:
Bọ cạp có vị mặn, hơi ngọt, cay, tính bình, có độc, vào kinh
can, có tác dụng trấn kinh, khu phong.
Công dụng:
Bọ cạp được dùng chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán
thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc, với liều hàng ngày là 2,5 - 4,5 g toàn yết
(1 - 4 con) hoặc 1-1,5 g yết vĩ (3-5 cái) dưới dạng thuốc bột hay làm viên uống.
Bài thuốc có bọ cạp:
A-Dùng
Ở Vtệt Nam:
Chữa
trẻ lên cơn co giật, nghiến răng, trợn mắt:
1. Bọ cạp (bỏ đầu, rút ruột, tẩm rượu, sao giòn 12 g), răng
lợn (đốt cháy, 12 g), kinh giới (40 g), câu đằng (12 g), thuyền thoái (8 g),
phèn phỉ (8 g). Tất cả phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ
làm viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em 5-6 tháng tuổi, mồi lần uống 2 viên; 1 năm tuổi
mỗi lần 3 viên; 2 năm tuổi mỗi lần 5 viên. Nghiền thuốc với nước trúc lịch (cây
tre non nướng, ép lấy nước), uống ngày 2 - 3 lần.
Kiêng kỵ: Nếu trẻ còn bú thì mẹ kiêng ăn tôm, cua, thịt gà,
cá chép (Kinh nghiệm của ông Phan Khắc Định, Thanh Hóa).
2. Bọ cạp (12 g), đảng sâm (16 g), thạch xương bồ (8g),
thiên ma (12 g), đởm nam tinh (12 g), cương tàm (12 g), phục linh (12 g), phục
thần (12 g), bán hạ chế (12 g), viễn chí (12 g), mạch môn (12 g) bối mẫu (6g),
chu sa (6 g), hổ phách (6 g), trần bì (6 g). Tất cả tán bột
mịn, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo, nấu thành cao, rồi trộn với bột trên,
làm thành viên. Ngày uống 40 viên chia làm hai lần trước khi lên cơn.
3. Bọ cạp (1 con), tằm vôi (8g), giun đất (6 g). Tất cả nghiền
nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.
B-Dùng ở Trung Quốc
1. Chữa
trúng phong:
Bọ cạp (1 con), rết (1 con), thấu cốt thảo (cây bóng nước,
15 g). Tất cả sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống 7,5 g cách nhau 6 giờ. Hoặc bọ cạp
(10 g), giun đất (15 g), xích thược (20 g), ngưu tất (20 g), hoa hồng (15 g). Sắc
uống trong ngày.
2. Chữa
thần kinh mặt tê liệt:
Bọ cạp (15 g, đốt tồn tính), tằm (15 g), nam tinh (15 g), phụ
tử (15 g). Tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g với nước sôi để nguội.
3. Chữa
viêm loét miệng:
Bọ cạp (3,5 g, sao tốn tính), tằm (5 g), hoàng liên (2,5 g),
xuyên ô (3,5 g), rết 2 con, cam thảo (1 g). Tất cả tán nhỏ, rây bột. Mỗi ngày uống
1 g với nước sắc lá bạc hà. Dùng 7 ngày.
4. Chữa
quai bị:
Bọ cạp rán với dầu vừng, mỗi ngày ăn 2 con, chia làm 2
lần. Dùng vài ngày.
Ghi chú:
Từ lâu, bọ cạp cùng nhiều loại côn trùng khác đã trở thành
những "món ăn côn trùng" có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến rất
cầu kỳ trong ngành ẩm thực của nhiều nước châu Á. Trung Quốc đã có hơn 100 món
đặc sản với hương vị tuyệt vời từ bọ cạp, nhất là bọ cạp nướng rất phổ biến và
được ưa chuộng ở tỉnh Sơn Đông (tất nhiên phải lấy nọc độc ở đuôi ra).
Nọc độc của bọ cạp có tác dụng làm tê liệt các bộ phận của
cơ thể con người và súc vật. Bọ cạp châu Phi là loại độc nhất, giết chết người
nhanh hơn cả rắn độc. Vết đốt của nó gâv đau đớn dữ dội, làm nạn nhân vã mồ
hôi, tim đập nhanh, co giật mạnh, các cơ bị tê liệt dẫn đến tử vong. Bọ cạp ở
Việt Nam đốt chỉ gây sưng đau, nhức nhối và phù nề, nhưng không đến nỗi gây chết
người.
Theo tài liệu nước ngoài, gần đây, người ta đã phát hiện bọ
cạp có thể sinh ra 2 loại nọc độc khác nhau (nọc kép) trong cùng một lúc. Lúc đầu,
nó dùng nọc nhẹ là tiền độc tố (pretoxin) để gây tê cứng, sau đó là nọc siêu độc
(TPT), một loại dịch đậm đặc giống như sữa, làm hạ gục đối phương. Người ta cho
rằng tuỳ theo từng đối tượng với mức độ de doạ khác nhau mà bọ cạp sử dụng một
trong hai thứ vũ khí lợi hại này cho phù hợp. Đó là cơ chế tiết kiệm nọc.
0 Comment:
Post a Comment