Bổ sung loài Hoàng thảo quảng tây (Dendrobium scoriarum W.W.Sm.) cho hệ thực
vật Việt Nam
1*Nguyễn Hoàng Tuấn, 2Đỗ Thị Hà
1Bộ môn Dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội; 2Viện
Dược liệu
*Email:
tuandl50@yahoo.com
Nguồn: Dược học 2016, số 480 tr.75-77,64. - 2016
Summary
The
“Hoang thao quang tay” (Dendrobium scoriarum W.W.Sm.) collected from Ha Giang
province is reported here as a new record for the flora of Vietnam. D.
scoriarum can be distinguished from its closest ally D. flexicaule, D.
officinale by its stem cylindric, flower color whitish to yellowish, column
margin entire, middle part with purple spots, upper part with purple hairs and
anther cap purple. Morphological redescription and illustrations are provided
along with notes on distribution, ecology, phenology and conservation of the
species.
Keywords:
Dendrobium scoriarum, morphological
characters new record, Hoàng thảo quảng tây, Vietnam.
Đặt vấn đề
Hoàng thảo (Dendrobium Swartz) là một trong
những chi lớn nhất của họ Lan (Orchidaceae). Theo A. Takhtajan (1966) chi Hoàng
thảo trên thế giới có khoảng 1400 loài, chủ yếu phân bố ở lục địa Đông Nam Á và
các đảo thuộc Philippin, Malaysia, Indonesia, New Guinea, Đông Bắc Ustralia [2],
[6]. Ở Việt Nam hiện biết 101 loài và 1 thứ, phân bố chủ yếu ở vùng núi suốt từ
Bắc vào Nam và ở trên một số đảo ven biển nước ta. Các đại diện của chi Hoàng
thảo chủ yếu sống phụ sinh trên thân hoặc các cành cây ở trong rừng hoặc trên
các hốc mùn trên đá, thường ở nơi ẩm, thường mọc ở độ cao 500-1500 m so với mực
nước biển, nhưng có khi gặp chúng mọc ở độ cao 200 m hoăc tới 2000 m [2]. Thân
phơi khô của các loài thuộc chi (Dendrobium
Swartz) trong Đông y thường gọi là vị
thuốc Hoàng thảo dùng để chữa sốt nóng, khô cổ, bứt rứt, kém ăn, giảm thị lực (Dendrobium
nobile Lindl., Dendrobium gratiosissimum Rchb.f., Dendrobium crumenatum Sw.) [2],
hay có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị khối u (Dendrobium officinale Kimura & Migo) [5].
Trong đợt điều tra cây thuốc ở Hà Giang,
chúng tôi có phát hiện cây Hoàng thảo quảng tây (Dendrobium scoriarum W.W.Sm.). Hoàng thảo quảng tây được W. W.
Smith công bố đầu tiên năm 1921. Đến năm 2000 Averyanov, L. V. công bố loài mới
Dendrobium mitriferum Averyanov [3]
nhưng thực ra nó vẫn là Dendrobium
scoriarum W.W.Sm. Năm 2007 Việt Nam xuất bản “Thực vật chí Việt
Nam [2]” trong đó có loài Ngọc vạn Cao Bằng (Dendrobium mitriferum Averyanov) dịch và cập nhập từ tài liệu [3],
nhưng thực ra nó vẫn là Dendrobium
scoriarum W.W.Sm. nên gây ra sự nhầm lẫn dây truyền. Chính vì vậy hệ thực vật
Việt Nam chưa có chính thức loài Hoàng thảo Quảng Tây (Dendrobium scoriarum W.W.Sm.). Bài báo này ghi nhận phân bố của
loài Hoàng thảo Quảng Tây (Dendrobium
scoriarum W.W.Sm.) ở Việt Nam, qua đó bổ sung thêm 1 loài thuộc chi Dendrobium Swartz
cho hệ thực vật Việt Nam.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguyên
liệu nghiên cứu
Hoàng thảo quảng tây được thu hái tháng 10
năm 2015 tại Hà Giang, khi có đủ hoa, quả. Hoàng thảo
quảng tây được lưu tại Bộ môn thực vật trường Đại học Dược Hà Nội.
Phân tích và chụp ảnh cây, hoa bằng máy ảnh
kỹ thuật số Nikon D300s, raynox 250.
Phương
pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mẫu
nghiên cứu tại thực địa và trong phòng thí nghiệm theo phương pháp trong tài liệu
[1].
Xác định tên khoa học bằng phương pháp so
sánh hình thái, đối chiếu đặc điểm hình thái với khóa phân loại thực vật, các bộ
thực vật chí và đối chiếu với các mẫu của phòng Tiêu bản bản Thực vật – Viện thực
vật Komarov, Học viện Khoa học Nga và tra cứu tài liệu với các khóa phân loại.
Kết quả nghiên cứu
Đặc
điểm hình thái thực vật
Thân mảnh, hình trụ, dài tới 70 cm, đường
kính 2-3mm, hơi khúc khuỷu, dẻo, có 4-10 lá mọc ở phần trên của thân, phần
không có lá ở phía dưới bao bởi các bẹ lá, lóng dài 1-4 cm. Lá dài, dài 4-5 cm,
rộng 1-l,2 cm, mỏng, xếp hai dãy, hình bầu dục thuôn đến hình mác, đỉnh tù lệch.
Cụm hoa phát triển trên suốt phần trên của thân, mỗi cụm có 2-3 hoa, dài khoảng
2 cm với lá bắc nhỏ dạng vảy hình trứng rộng, màu xanh, kích thước 3mm x 8 mm.
Hoa nở rộng, màu vàng-trắng nhạt với các vạch màu hồng tươi, không có hương
thơm, đường kính 2-2,5 cm. Cuống hoa ngắn và bầu dài 2-2,5 mm, đường kính bầu
khoảng 1mm, có 3 noãn. Lá đài giữa hình trứng hẹp, gốc rộng ra, dài 12-14 mm, rộng
khoảng 4,5-5 mm, đỉnh hơi tù. Lá đài bên hình trứng, rộng ra ở gốc, có 5 gân, dài
12-14 mm, rộng 9-10 mm, đỉnh nhọn. Cánh hoa hình mác rộng hoặc bầu dục thuôn, đỉnh
nhọn, kết cấu rất mỏng, dài 12-15 mm, rộng 3,5-5 mm. Cánh môi có lông mịn ở mặt
trên, dài 9-11 mm, rộng 6-7 mm, hình tim, có phần gốc hẹp có khớp với phần đỉnh
của chân cột, cong mạnh, chia thành hai phần rõ rệt là phần dưới rộng và phần
trên hẹp hơn, môi 3 thùy, lề có đường cong nhỏ như cưa, nửa trên môi màu đỏ, nửa
dưới màu vàng, thùy bên cong theo đường tròn, kích thước 4 mm. Cột nhị-nhụy ngắn,
dài khoảng 8 mm, màu vàng tối, có các chấm màu tía ở phần gốc phía trước; chân
cột dài hơn cột, dài 10-12 mm, cong mạnh về phía đỉnh, màu vàng tối với các chấm
màu tía, phủ lông mịn. Nắp bao phấn nhô cao, màu tía-tím đến hoa cà, đỉnh chia
2 thùy, kích thước 5 x 2-2,5 mm. Khối phấn 2, mỗi khối phấn có khía chạy dọc,
kích thước 0,5-0,7mm x 1mm. Quả hình trám, kích thước 3,5 x 1 cm, màu xanh có 6
gờ chạy dọc, cuống quả dài bằng nửa quả, quả bổ ngang hình 6 cạnh, bên trong có
rất nhiều hạt phấn, hạt phấn rất nhỏ nàu vàng nâu.
Sinh
thái: Cây nở hoa tháng 11-12. Cây phụ
sinh, trong rừng nguyên sinh thường xanh hay nửa rụng lá trên sườn núi đá vôi, ở
độ cao 1300-1500 m.
Phân
bố:
Hà Giang.
Hình
1: Ảnh chụp một số đặc điểm hình thái của cây Hoàng thảo Quảng Tây
Ghi
chú: A: Tổng thể cây mang hoa; B: Hoa nhìn từ mặt trước; C: hoa nhìn ngang; D:
hoa nhìn từ mặt sau; E: Cột nhị-nhụy nhìn thẳng và ngang; F: bầu và mặt cắt bầu;
G: Các bộ phận của cây Hoàng thảo Quảng Tây; H: bao phấn mặt trước và mặt sau;
I: Khối phấn; J: Tràng môi nhìn ngang, mặt trước và mặt sau; K: Quả cắt ngang;
L: lá bắc
Lời cám ơn: Để hoàn thành công trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hồng Phong – Viện ứng dụng công nghệ, bộ KHCN, thành phố Hà Nội, đã giúp chúng tôi thu thập mẫu trong quá trình điều tra cây thuốc.
Nguồn: Dược học 2016, số 480 tr.75-77,64. - 2016
0 Comment:
Post a Comment