SỪNG TRÂU
SỪNG TRÂU: Strophanthus caudatus (Linnaeus) Kurz
Tên khoa học:
Strophanthus caudatus (Linnaeus) Kurz; thuộc họ Trúc
đào (Apocynaceae).
Tên đồng nghĩa:
Echites caudata Linnaeus, Mant. Pl. 52. 1767; Nerium caudatum (Linnaeus)
Lamarck.
Tên khác:
Dây
vòi voi, Thuốc bắn đuôi, Sừng trâu hoa đỏ, Sừng bò.
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây đứng hay dây leo có mủ
trong. Thân tròn có nhiều lỗ bì. Lá to, thuôn ngọn giáo hay thuôn bầu dục, có
mũi hay gần nhọn ở đỉnh, thành góc ở gốc, hơi dai, dài 12-32cm, rộng 4-7cm. Hoa
đỏ, thành xim ở ngọn, dài 4-5cm. Lá đài nhọn, cánh hoa dài. Quả đại 2, rất to
dài 18-22cm, rộng 2,5cm ở gốc. Hạt nhiều, dài 1,75cm, rộng 6mm, có lông mào dài
3,5cm màu trắng. Ra hoa tháng 8-12, có quả tháng 12.
Bộ phận dùng:
Hạt và nhựa (Latex et Semen Strophanthi Caudati).
Phân bố và thu hái:
Cây phân bố ở độ cao từ 500-900
m so với mực nước biển. Cây mọc hoang ở nhiều địa phương nước ta. Trên thế giới
cây phân bố ở các nước Cambodia, India, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thailand.
Thu hái:
Thu lấy nhựa cây quanh năm.
Thành phần hóa học:
Sừng trâu hoa đỏ chưa được
nghiên cứu nên chỉ mới xác định trong hạt có các glycoside tim. Glycoside tim
thuộc nhóm cardenolid, saponin, hạt chứa chất béo.
Tính vị, tác dụng:
Dịch chiết glycoside tim Sừng
trâu có tác dụng cường tim, lợi niệu, tiêu thũng.
Công dụng, cách dùng:
Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm
trị bệnh tim. Nhựa có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui (Antiaris toxicaria Lesch.) để tẩm mũi tên
làm thuốc săn bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Nhựa có
thể làm thuốc hạ nhiệt.
Chú ý:
Toàn cây Sừng trâu có nhiều nhựa
mủ, rất độc, khi vào mắt có thể bị mù, cần cẩn thận khi tiếp xúc với cây này.
0 Comment:
Post a Comment