Search This Blog

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN


Tri kỳ yếu dã nhất ngôn nhi chung, Bất tri kỳ yếu lưu tán vô cùng.
Chú giải: Mã Nguyên Đài
Dịch thuật: Liên Tâm Lão Nhân Nguyễn Tử Siêu (22.5.Quí Tỵ - 02.7.1953)

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN


TIỂU DẪN
TỐ VẤN là một bộ sách do vua HOÀNG-ĐẾ cùng với những vị bầy tôi là KỲ-BÁ, QUỶ-DU-KHU, BÁ-CAO, THIẾU-SƯ, THIẾU-DU, LÔI-CÔNG, lúc bình nhật cùng vấn đáp mà biên tập nên. Sách BẢN-KỶ có chép: "HOÀNG-Đế hỏi KỲ-BÁ mà làm thành NỘI-KINH" chính là bộ này. Nhưng xét trong sách này, phần nhiều là lời nói của KỲ-BÁ cho nên trong BẢN-KỶ không chép đến tên của bầy tôi khác.
Lại xét ngoài 81 thiên của bộ TỐ-VẤN, lại còn 81 thiên của bộ LINH-KHU giờ nhận thấy trong TỐ-VẤN có những câu dẫn "kính nói rằng:... vv...." Đều là lời ở trong LINH-KHU thời đủ biết rằng: bộ LINH-KHU thời soạn trước, mà TỐ-VẤN soạn sau.
Trong TỐ-VẤN chỉ lấy danh hiệu Thiên-Sư-Phu-Tử để tôn xưng KỲ-BÁ ... còn QUỶ-DU-KHU với các bầy tôi khác thời không thấy gọi ai như vậy. Đến như LÔI-CÔNG thời lại tự xưng là Tiểu Tử, Tế Tử , mà HOÀNG-Đế cũng có khi ban lời dạy bảo. Có lẽ học lực của Lôi Công chưa bằng các vị kia mà tuổi cũng còn ít hơn cả chăng ?
Và có những danh từ : Công, Bá, Sư ... tựa như là đều lấy tước hiệu để gọi. Tức như ở thiên BảO-MỆNH-TOàN-HÌNH-LUẬN có chỗ xưng là Thiên Tử, Quân Vương ; thiên 'DI-TINH-BIẾN-KHÍ luận, thiên NGŨ-THƯỜNG-CHÍNH-ĐẠI-LUẬN, thiên LINH-KHU-QUAN-NĂNG .v.v.. đều xưng là Thánh Vương.Thiên CHỨ-CHÍ-GIáO-LUẬN, thiên SƠ-NGŨ-QUÁ-LUẬN có câu nói : '"Phong quân hầu vương.." thiên SINH-CĂN-KẾT có những danh từ như Vương, Công, Đại nhân vv... ; vậy thời đó là tước hiệu không còn ngờ gì nữa. Đến như QUỸ-DU KHU, THIẾU-DU, BÁ-CAO ... đều là tên chư thần mà thôi.
Đời sau ông Trình-Tử có nói : '"TỐ-VẤN do tay các công tử nước Hàn soạn ra" . Cũng có người cho là do các nho gia đời Tiên Tân soạn. Đó đều là nệ về những danh từ tước hiệu mà không xét kỹ toàn thư, nên ức thuyết như vậy. Giờ xét ở những thiên LỤC-TIẾT-TÀNG-TƯỢNG-LUẬN thiên-NGUYÊN-ĐẠI-LUẬN, NGŨ-VẬN-hành-đại-luận, lục-vi-chi-đại-luận, khí-giao-biến-đại-luận, NGŨ-THƯỜNG-CHÍNH-ĐẠI-LUẬN, LỤC-NGUYÊN-'CHÍNH-KỶ-ĐẠI-LUẬN, Chí CHÂN-YẾU-ĐẠI- luận ... bàn về Thiên đạo, Lịch pháp, vạn tượng, nhân thân, kinh lạc, mạch thể, nhân sự, trị pháp, lời có ý sâu ... không loại sách Chư tử nào có thể ví kịp, thật đúng là chỉ bậc Thiên thần chí thánh mới có thể soạn nổi.
Ngu này thiết nghĩ " Thượng đế lúc nào cũng nhân áí muôn dân ; mà làm hại sinh mệnh cùa muôn dân là bịnh, muốn trị bịnh phải nhờ ở sách nhưng im lặng không nói nên giáng sinh bậc Thần thánh đểnói thay, và sớm soạn ra bộ sách này đểcứu sinh mệnh cho muôn dân."
Phương như, LỤC-THƯ chế ra từ thời PHỤC-HY, Y Dược bắt đầu từ thời THẦN-NÔNG... mà từ thời Phục-Hy đến Hoàng-Đế có linh nghìn năm; phàm việc văn tự, chế tác chắc đã rõ ràng lắm. Sách NGOẠI-KỶ, BẢN-KỶ đều chép : "hoàng đế đặt quan, cử tướng, xét lịch, làm nhạc, chế ra côn miện, thuyền xe; cắt dã, chia châu, xẻ đất ruộng, đặt tỉnh điền, trông trăm giống lúa, xây đắp thành quách Phàm tước hiệu, văn tự, lúc đó đã đều đủ. Lại trãi qua các họ KIM-THIỀN, CaO- dương, CảO-TÂN linh ba trăm bốn mươi năm mới đến nhà ĐÀO-ĐƯỜNG (NGHIỀU). Vậy bao các chế tác người đời sau chỉ biết hai họ Đường (NGHIỀU) Ngu (THUẤN) là thịnh hơn cả... Nhưng có biết đâu gây từ HY-HOÀNG dần dà cách thời kỳ đó đã lâu lắm rồi. Sau lại riêng đối với SỬ THƯ, LINH-KHU, TỐ-VẤN mà còn ngờ vực nữa ru ?"
Đến đời XUÂN THU Tân-Việt-Nhân soạn ra NẠN Kinh nhận lầm Tam Tiêu, Dinh, Vệ và chứng Quan cách; đó là người làm mờ tối mất nghĩa của NỘI KINH. Hoàng-Phủ-Bật đời Tấn biên làm giáp ất kinh, phần nhiều trích ở linh khu, không phát minh được nghĩa nào. Đời Đường khoản niên hiệu bảo ứng, Khải-Huyền-Tử và Vương-Băng có chú thích, nhưng cứ theo từng câu để giải nghĩa, gặp chỗ nào ngờ thì bỏ qua, chương tiết không chia, trước sau lẫn lộn. Đời Nguyên, Hoạt-Bá-Nhân soạn bộ ĐỘC TỐ VẤN sao, phần nhiều chỉ theo chú giải họ Vương, không phát minh được nghĩa gì. Chỉ về khoản năm Gia Hựu đời Tống, triều đình sắc cho bọn Cao Bảo Hành hiệu đính lại, có nhiều chỗ giúp ích cho Vương-thị, duy vẫn cứ theo chia làm 24 quyển, rất sai với cái nghĩa soạn sách của Thánh nhân.
ÁN : Ban cổ soạn thiên nghệ văn chí có chép rằng : "HOÀNG Đế NỘI KINH 18 quyển, TỐ VẤN 9 quyển, linh khu 9 quyển"
LẠI ÁN: thiên LY-HỢP-CHÂN-TÀ-LUẬN trong Tố Vấn có chép : "Hoàng Đế nói: Nghĩ như CỬU CHÂM 9 thiên, Phu Tử lại nhân làm 9 lần, 9 lần 9 thành 81 thiên để theo với số của Hoàng Chung" Đại để Kinh điển của các bậc Thần thánh phần nhiều dùng số 9. 9 nhân với 9 thành 81 thiên. Giờ đây Ngu này chia làm 9 quyển cũng chỉ là theo cái di-ý của Thần thánh mà thôi. Trộm nghĩ Thánh, phàm các bậc, cổ kim khác đời, ngu này sở dĩ không tự lượng mà dám lạm chú thích bộ này, chẳng qua e cho đời sau mờ tối không hiểu nghĩa lý của Thánh nhân, nên mới quản khuy ly trắc hoặc công, hoặc tội, tôi nào có e ngại gì chỗ đó         


MÃ NGUYÊN ĐÀI

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com