Search This Blog

RƯỢU – BIA VỚI CÁCH NHÌN NHẬN CÔNG BẰNG

RƯỢU – BIA VỚI CÁCH NHÌN NHẬN CÔNG BẰNG


Người Nhật nổi tiếng với nhiều bí quyết trên con đường tìm bến trường sinh, thể hiện bằng tuổi thọ trung bình ngày càng tăng cao. Một trong những bí quyết được chúng ta biết đến đó là sự tinh tế trong ẩm thực của họ ngay cả với những thứ thường đựơc coi là độc hại như rượu – bia. Người Nhật nói rằng: “Một chén rượu, người uống rượu; 2 chén rượu thì rượu uống rượu; 3 chén rượu thì rượu uống người”. Nhân không khí ngày tết, thay cho lơì chúc bách niên giai lão, chúng ta thử cùng tìm hiểu rõ hơn về ẩn ý của lời khuyên này.

“Người uống rượu”…

Tết đến, trong những dịp liên hoan bạn bè hay sum họp gia đình mà không có chén rượu, cốc bia kể ra cũng thiếu thiếu vì rượu bia góp phần không nhỏ làm không khí tưng bừng hơn. Bên cạnh đó, những tác dụng tích cực của rượu bia đối với sức khoẻ cũng được khoa học ghi nhận.
Từ rất lâu, một số nước đã có văn hoá dùng rượu khai vị trước bữa ăn dựa trên lợi ích kích thích tiêu hoá của rượu. Nhiều loại rượu được coi là bí quyết chữa bệnh như: rượu vang đỏ chống lại bệnh mất trí nhớ, phòng chống bệnh tim mạch và ung thư; rượu tỏi giúp tăng cường miễn dịch, ổn định huyết áp…
            Gần đây, các nghiên cứu cũng khẳng định lợi ích của bia trên nhiều phương diện. Bia không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà còn chứa nhiều cholesterol có lợi và các chất ngăn ngừa co thắt mạch làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Đặc biệt, bia giúp cân bằng cuộc sống tinh thần nhờ chứa hoạt chất giúp giảm stress, tránh căng thẳng và trầm cảm.
            Vậy nên để ngày tết vui vẻ hơn, chúng ta cùng nâng ly chúc nhau vạn sự như ý, miễn là đừng để…

 “Rượu uống người”

            Có lẽ những tác hại của bia rượu thường được mọi người biết rõ hơn cả những lợi ích phía trên. Hầu như ai cũng biết nếu lạm dụng bia rượu thì sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh: gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, suy giảm trí nhớ… Tuy nhiên, khi nào thì “rượu uống người” vẫn là một chiếc đèn đỏ mà ít người nhìn rõ bởi sự đa dạng muôn màu của “nàng tiên tửu”.
            Rượu bia gây hại cho cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, giới tính, mức độ thường xuyên… nhưng chủ yếu là do nồng độ cồn đưa vào cơ thể, cồn càng nhiều thì độc tính càng cao. Một số loại rượu hay sử dụng trên thị trường có nồng độ cồn như sau:
  • Whisky, Voska, Johnnie, rượu gạo: 40% (mỗi 30ml chứa khoảng 10gr cồn)
  • Rượu vang: 11-14% (mỗi 100ml chứa khoảng 10gr cồn)
  • Bia: 4.8% (mỗi 250ml chứa khoảng 10gr cồn)
Theo thống kê ,nếu uống >160gr/ngày, liên tục 7 ngày thì nguy cơ viêm gan do rượu sẽ xảy ra và nếu tiếp tục uống trên 8 năm thì nguy cơ xơ gan là 40%. Nếu tính trung bình, nam giới uống 80gr/ngày và nữ uống 60gr/ngày liên tục trên 10 năm thì nguy cơ xơ gan đến 12-15%.

Có  khi nào  “Rượu ăn thịt người”?

           
            Nghe thì có vẻ rùng rợn nhưng thực tế đúng là như vậy, đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền…
            “Tết mà,…” là lý do thường được đưa ra để nguỵ biện trong những cuộc vui quá đà với “nàng tiên tửu”, dẫn tới hậu quả là tai nạn giao thông đáng tiếc do người điều khiển vẫn trong trạng thái mơ màng.
            Nguy hiểm không kém là tình trạng sử dụng phải rượu – bia giả, mặt hàng nở rộ vào dịp Tết do nhu cầu tăng cao. Do được pha từ cồn công nghiệp nên rượu – bia giả có nồng độ methanol cao gấp nhiều lần mức cho phép (< 0,05%). Đây là chất gây suy thận, mù mắt, tổn thương thần kinh và có thể dẫn tới tử vong. Mỗi năm, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu trong dịp Tết chiếm đến 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu cả năm.

Phương pháp giải rượu


            Uống rượu-bia vượt quá mức cho phép của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng say. Trường hợp nặng, y học gọi là “ngộ độc cồn cấp tính”, bệnh nhân rối loạn thực thể và tâm thần, có thể hôn mê do hạ đường huyết dẫn tới suy hô hấp và di chứng não. Do đó cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
            Trường hợp say rượu-bia nhẹ thì có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau:
  • Uống chè đặc: chè chứa chất có khả năng giải trừ được ngộ độc do cồn.
  • Uống cà phê: cà phê có tác dụng mạnh trong giải rượu và lợi tiểu. Sau khi ngủ say, nếu thấy hiện tượng ngủ mê mệt, có thể dung nước sôi pha một chút cà phê đặc cho uống liên tiếp để bệnh nhân tỉnh lại.
  • Uống nước chè, đậu xanh: Đậu xanh 50g, rang chín, trộn lẫn một nắm chè, dùng nước sôi pha trong ấm rồi uống, sau khoảng 10 phút sẽ giải rượu ngay.
  • Uống nước mía: ép mía lấy nước uống hoặc nhai trực tiếp lấy nước.
  • Ăn củ cải-đường-giấm: củ cải thái thành sợi nhỏ cho them đường, giấm vào trộn đều, vừa ngon miệng lại có tác dụng giải rượu.
  • Uống giấm ăn hoặc dùng giấm ăn 50g, đường đỏ 25g, gừng sống 3 lát, đun qua rồi uống.

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com