RAU RĂM
Tên khoa học:
Polygonum odoratum Lour.; Họ Rau răm
(Polygonaceae).
Tên đồng nghĩa:
Persicaria odorata (Lour.) Soják
Tên khác:
Thủy liễu, lão liễu, phắc phèo (Tày).
Tên nước ngoài:
Fragrant knot weed, smart weed (Anh); renouée odorante, persicaire
(Pháp).
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây thảo nhỏ, sống hàng năm, cao 10 - 30 cm. Thân
bò, bén rễ ở các mấu; thân đứng mảnh, màu trắng hoặc tía, có khía mờ. Lá mọc so
le, hình mũi mác, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng,
đôi khi có vết trắng hình chữ V, gân giữa có ít lông nhỏ; bẹ chìa mỏng, ngắn,
ôm thân, có nhiều gân song song kéo dài thành những sợi nhỏ; cuống lá dính ở phần
cuối của bẹ chìa.
Hoa màu trắng, đôi khi pha hồng hoặc tún, mọc thành
bông hẹp, mảnh; lá bắc dài hình phễu, có lông nhỏ ở mép; bao hoa gồm đài và
tràng; nhị 8, thọt, không bằng nhau.
Quả bế, nhỏ, có 3 cạnh, nhọn đầu, nhẵn bóng.
Toàn cây có mùi thơm hắc.
Rau răm là loài đặc hữu của Việt Nam, Lằo và
Campuchia; cây tồn tại trong quần thể hoang dại cũng như được trồng. Trên thực
tế ở Việt Nam, rau răm vẫn được coi là loại cây trồng tương đối phổ biến ở hầu
hết các địa phương để làm rau gia vị.
Rau răm thuộc loại cây ưa khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi độ cao dưới 1000 m, cây vẫn
sinh trưởng và phát triển tốt. Đến độ cao trên 1500 m (ở Sa Pa) cây sinh trưởng
chậm hơn, thậm chí còn bị chết khi nhiệt độ xuống gần 0°c. Rau răm ưa ẩm và hơi
chịu bóng, có thể sống trong môi trường đất ngập nước, song không chịu được hạn.
Ở những cây không bị ngắt ngọn thường xuyên, có thể
ra hoa quả hàng năm. Rau răm còn có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe. Do
đó trong một đám rau răm trồng, khó phân biệt được từng cá thể.
Cách trồng:
Rau răm được trồng ở bờ ao, bờ mương, rãnh nước, ruộng
ẩm khắp nơi.
Cây được nhân giống bằng thân. Dùng các đoạn thân
dài 15 - 20 cm hay bứng cả gốc đem trồng, tốt nhất vào mùa xuân. Các đốt thân
ra rễ bám sâu vào đất và đâm chồi. Cây phát triển mạnh vào mùa xuân - hè.
Nếu trồng lớn, có thể tìm chân ruộng trũng hay ao
nông, cày bừa sục bùn, bón phân lót rồi trồng theo khóm với khoảng cách 10 x 20
cm.
Rau răm thu hoạch quanh năm, trừ mùa đông, cây sinh
trưởng kém. Khi thu, hái hết ngọn thành từng lứa, sau đó bón thúc. Dùng phân
chuồng hoai, phân nước, nước giải, đạm pha loãng để tưới.
Bộ phận dùng:
Cành và lá (Ramulus et Folium Polygoni Odorati).
Thành phần hóa học:
Rau răm chứa tinh dầu màu vàng nhạt với thành phần
chủ yếu là các alkan aldehyd (Prosea 13, 1999).
Theo Nguyễn Xuân Dũng và cs., tinh dầu rau răm chứa
50 chất, trong đó 28 chất đã được nhận dạng, 3 chất chủ yếu là β- caryophylen
36,5%, dodecanal 11,4% và caryophylen oxyd 8,2%.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng gây sẩy thai, tiêu thai:
- Thí nghiệm trên thỏ : Thỏ cái trọng lượng trên 2,2
kg, cho ghép với thỏ đực. Sau khi giao phối, bắt thỏ cái nhốt riêng. Sau 3
ngày, cho thỏ uống nước ép rau răm tươi với liều 15 g/kg, trong 5 ngày liền. Kết
quả là 2 thỏ ra huyết, 7 thỏ mổ ra bào thai tiêu hết, chỉ còn lại những vệt ngấn
ngăn các ổ, 1 thỏ thai vẫn còn.
- Thí nghiêm trên chuột cống trắng : Chuột cái 120g,
3 con ghép với 1 đực. Hàng ngày, xét nghiệm tế bào âm đạo để xác định chuột đã
có chửa. Sau 2 ngày, cho chuột uống nước ép rau răm tươi với liều 20 g/kg,
trong 5 ngày liền. Kết quả : ở lô đối chứng, chuột đẻ 100% (5/5), ở lô thuốc,
chuột đẻ 33% (2/6), chuột không đẻ 66,7% (4/6). Một thí nghiệm khác, cũng
nghiên cứu trên chuột cống trắng có thai, lại không thấy có tác dụng.
2. Thử tác dụng đến thế hệ sau:
Những chuột đã uống thuốc mà vẫn đẻ. Nuôi chuột con
đến lớn, rồi lại ghép đôi để cho chuột sinh sản. Kết quả chuột đẻ bình thường
và chuột con đẻ ra cũng bình thường.
3. Tác dụng kháng estrogen:
Dựa vào tính chất của estrogen là gây sừng hóa tế
bào âm đạo. Dùng chuột nhắt trắng cái đã cắt bỏ buồng trứng rồi chia làm 3 lô.
Lô đối chứng không dùng gì, lô chuẩn dùng diethylstylboestrol, lô thuốc dùng
nưóc ép rau răm tươi liều dùng 5 g/kg/ngày trong 2 ngày; sau đó dùng
diethylstylboestrol, rồi xét nghiệm tế bào âm đạo. Kết quả: ở lô đối chứng,
không có tế bào sừng, chỉ có bạch cầu và tế bào biểu mô; ở lô chuẩn và lô thuốc
có rất nhiều tế bào sừng. Điều đó chứng minh rau răm không có tác dụng kháng
estrogen rõ rệt.
4. Tác dụng giải độc nọc rắn:
Trên chuột nhắt trắng, tiêm một liều thích hợp nọc rắn
hổ mang để chuột chết từ 4 đến 8 con trong 10 con thử nghiệm (40 - 80% chuột chết).
Sau đó, sàng lọc các thuốc dân gian chữa rắn cắn thấy dịch ép rau răm cho chuột
uống trước khi liêm liều nọc rắn gây độc, làm kéo dài thời gian cầm cự trước
khi chuột chết và làm tăng tỷ lệ chuột sống.
5. Tác dụng kháng nấm in vitro:
Dùng dịch rau răm 30% chiết cồn thử trên một số nấm
da có so sánh với cồn iod 1% và thuốc chống nấm thấy rau răm có tác dụng diệt nấm
yếu, chỉ ngăn cản sự tăng trưởng của nấm, tác dụng kém cồn iod 1%.
6. Thử lâm sàng gây sẩy thai:
Dùng rau răm tươi, loại thân đỏ hơi ngả tím (loại
thân xanh trắng không có tác dụng) 500g, bỏ rễ, lá già, rửa sạch, vẩy hết nước,
giã nát, ép lấy nước được khoảng 250 ml; uống làm một lần vào buổi tối trước
khi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay tối hôm đó hoặc sang hôm sau, phôi thai sẽ ra,
đạt tỷ lệ 60 - 80% ở những ngưòi chậm kinh trên dưới 5 ngày. Những trường hợp
không có kết quả phải áp dụng biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt.
Tính vị, công năng:
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng
tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Ăn rau răm sống thì ấm bụng,
mạnh chân gối, sáng mắt, ăn nhiều sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm
tinh khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh mà ăn rau răm hoặc tỏi dễ sinh rong
huyết.
Công dụng:
Rau răm chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn,
nôn mửa, còn dùng chữa say nắng, khát nước. Dùng ngoài, chữa hắc lào, sâu quảng,
rắn cắn. Ngày 20 - 40g rau tươi, giã lấy nước uống hoặc sắc uống.
Bài thuốc có rau răm:
1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy:
Hạt rau răm 20g, hương nhu 40g sắc uống. Nếu bị nặng,
dùng lá rau răm tươi loại thân đỏ 100g, thêm 300 ml nước, sắc lấy 200 ml, rồi
thêm 100g đậu xị (đậu đen đồ, ủ cho lên men), sắc còn 100 ml chia làm 2 lần uống
trong ngày.
2. Chữa say nắng, ngất do khát, bán hôn mê:
Rau răm tươi 50g giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, cho
uống; Nếu nặng, dùng rau răm 30g, sâm bố chính (tẩm nước gừng) 20g, rễ đinh lăng
lá nhỏ 16g, mạch môn 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống làm 2 lần.
3. Chữa ghẻ lở, chốc, sâu quảng, hắc lào:
Rau răm ngâm rượu cho thật đặc, bôi; hoặc giã nát, đắp
và băng lại. Có thể dùng rau răm phơi khô, đốt thành tro cùng vói cói chiếu rồi
rắc.
4. Chữa tê bại, vết thương bầm tím, sưng đau:
Rau răm tươi giã nát, trộn với long não hoặc dầu
long não, xoa bóp.
5. Chữa rắn cắn:
Rau răm 20g, hạt thảo quyết minh 20g, lá mua lông
20g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp. Làm nhiều
lần trong ngày.
Ghi chú:
Rau răm tuy không độc, nhưng dùng nhiều có hại về mặt
sinh lý, làm giảm tình dục, kém cường dương tráng khí; do đó các vị tu hành thường
dùng rau răm để tránh những cơn bốc dục. Dùng nhiều rau răm, chân huyết sẽ khô
đi, hay phá huyết. Khi có thai không nên ăn nhiều rau răm. Những người gầy yếu,
máu nóng, không được dùng rau răm.
0 Comment:
Post a Comment