RÂM
Tên khoa học:
Ligustrum nepalense Wall.; Họ Nhài
(Oleaceae).
Tên đồng nghĩa:
Ligustrum indicum (Lour.)
Merr.
Tên khác:
Nữ trinh.
Tên nước ngoài:
Common privet (Anh); puine, troène (Pháp).
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 6 m. Cành mảnh, lúc non có lông
ngắn, màu vàng nhạt, sau nhẵn có ít lỗ bì. Lá mọc đối, hình trái xoan hay mũi
mác, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn màu lục bóng, mặt dưới nhạt có lông tơ,
nhất là ở các gân; cuống lá phủ đầy lông.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy dạng tháp; hoa màu trắng,
thơm; đài hình nón cụt, nhẵn; tràng hình phễu, cánh hoa thuôn tù, dài bằng ống
tràng; nhị 2 thò ra ngoài tràng; bầu hình cầu, nhẵn.
Quả hạch, hình cầu, màu đen khi chín.
Mùa hoa quả : tháng 3-5.
Phân bố, sinh thái:
Chi Ligustrum L.,
gồm một số loài là cây gỗ hay cây bụi, phân bố từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận
nhiệt đới và nhiệt đới. Tuy nhiên, ở vùng ôn đới ấm châu Âu mới chỉ thấy 1
loài. Các loài của chi tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Ấn Độ có 16
loài, Việt Nam 4 loài.
Cây râm có biên độ sinh thái tương đối rộng, phần bố
từ vùng cận nhiệt đới phía nam Trung Quốc, qua Việt Nam xuống vùng có khí hậu
nhiệt đói điển hình thuộc Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Cây còn được trồng làm
cảnh vì tán lá thường xanh, họa có mùi thơm; gỗ màu trắng, sợi gỗ thẳng nên được
dùng làm tăm xỉa răng.
Ở Việt Nam, râm phân bố ở vùng đồng bằng, trung du
và vùng núi thấp, ở độ cao trên 800 m thường ít gặp. Cây ưa sáng, thường mọc ở
ven rừng, đồi, bờ mương rẫy hay trong các lùm bụi quanh làng và ra hoa quả nhiều
hàng năm. Hoa thụ phấn nhò côn trùng. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây
trồng được bằng hạt, trên mọi loại đất.
Bộ phận dùng:
Lá, cành (Folium Ligustri nepalensi).
Tính vị, công năng:
Lá râm có vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi tiểu,
tiêu sưng.
Công dụng:
Lá râm tươi (50g) rửa gạch, giã nát, có thể thêm ít giấm
hoặc nước tiểu đắp chữa đụng giập sinh thâm tím. Lá phơi khô (30 - 50g) sắc uống
lợi tiểu.
Để chữa đau răng, viêm lợi, sâu răng, lấy gỗ râm chẻ
nhỏ, ngâm với rượu từ 3 ngày trở lên, càng lâu càng tốt. Khi dùng, lấy nước thuốc
ngậm thật lâu rồi nhổ đi, không nuốt. Ngày 2-3 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 Comment:
Post a Comment