Search This Blog

Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, II

Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam 


LỜI NÓI ĐẦU

Nguồn dược liệu Việt Nam rất phong phú và đa dạng, bao gồm thực vật, động vật và khoáng vật. Trong đó, dược liệu từ cây cỏ vần cổ một vị trí quan trọng nhất về thành phần, chủng loại cũng như giá tri sử dụng.
Nước Việt Nam, phần dải liền, trải dài từ 8o30' đến 23o22' vĩ độ Bắc, phía đông và nam giáp biển Đông; tây giáp Lào và Campuchia, bắc giáp Trung Quốc. Diện tích hơn 330.000 km2. Trong đó, đồi núi chiếm gần 4/5. Khối núi cao nhất là Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fansipan 3143m.
Về khí hậu, Việt Nam nằm trong vành đai khí liậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm với nét đặc trưng thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía bắc.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu nêu trên, đã tạo nên mức độ đa dạng cao về sinh học ở Việt Nam. Theo những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, ở Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Về động vật, có 224 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát và 5500 loài côn trùng... Trong đó nhiều loài được dùng làm thuốc.
Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Từ ngàn đời nay, họ đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng nguồn cây cỏ và động vật sẵn có để bổi bổ sức khỏe và làm thuốc phòng chữa bệnh. Song song với quá Irình lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước, vốn y học của cộng đồng này dần dần được tích lũy, hình thành và phát triển thành nền y dược học cổ truyền của dân tộc với đầy đủ cơ sở lý luận và được ghi chép trong nhiều y văn cổ, lưu truyền đến tận ngày nay.
Để kế thừa và phát huy vốn cổ truyền quý báu này, ngay sau ngày hòa bình được lập lại ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã thiết lập một hệ thống các viện và trường đại học nhằm đi sâu nghiên cứu khai thác tiềm năng về dược liệu trong nước phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và xuất khẩu.
Trải qua nhiều năm điều tra nghiên cứu, tính đến nay ở Việt Nam đã có hơn 3800 loài thực vật bậc cao và bậc thấp (kể cả nấm) dược dùng làm thuốc, khoảng 406 loài động vật làm thuốc. Đa số các loài (cả thực vật và động vật) đều sống hoang dại. Một số cây thuốc quý, được nhập trồng phổ biến ở nhiều địa phương như bạc hà, bạch chỉ, bạch truật, đương quy, huyền sâm, ngưu tất, vân mộc hương, xuyên khung... cũng trở nên quen thuộc.
Rõ ràng, nguồn cây thuốc và động vật làm thuốc là nhóm tài nguyên phong phú và quý giá nhất trong toàn bộ hệ động - thực vật ở Việt Nam.
Ngoài sự phong phú về thành phần chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Cây thuốc hay động vật làm thuốc đều được sử dụng dưới hình thức độc vị hoặc phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc cổ phương, còn tồn tại và thịnh hành đến ngày nay. Ngoài ra, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu Việl Nam như rutin, D-strophantin, berberin, palmatin, L-tetrahydropalmatin, artemisinin, các sản phẩm từ tinh dầu đã dược sử dụng rộng rãi trong nước, và xuất khẩu. Xu hướng đi sâu nghiên cứu, xác minh các kinh nghiệm của y học cổ truyền và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngàv càng dược thế giới quan tâm.
Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu và lích lũy kinh nghiệm, chúng tôi, gồm một số nhà khoa học về y - dược học, hóa học, sinh học, và nông học, đã tiên hành biên soạn bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” này với 1000 loài. Trong đó, 920 cây và 80 động vật được lựa chọn từ hơn 3000 loài cây thuốc và 400 loài động vật làm thuốc đã biết.
Những cây thuốc và động vật làm thuốc được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tên Việt Nam. Mỗi loài được đề cập với các phần hợp lý như: lên gọi, mô tả, phân bố sinh thái, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị công năng, công dụng và các bài thuốc. Một số cây còn có thêm các phần: Cây dễ nhầm lẫn, cách trồng. Các cây thuốc và động vật làm thuốc đều có tranh vẽ kèm theo.
Bộ sách này chứa đựng một khối lượng lớn dữ liệu khoa học toàn diện về dược liệu, đặc biệt là cây thuốc, được tập hợp từ nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong nước và trên thế giới. Đã tổng hợp kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong các nền y học cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và nhiều nước khác ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh. Đặc biệt, bộ sách cung cấp những thông tin khoa học rất phong phú và cập nhật cho đến những năm gần đây nhất về thành phần hóa học, tác dụng dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng của cây thuốc.
Thông tin về thực vật có nhiều điểm mới như tập hợp tên địa phương theo từng dân tộc ở miền núi như Tày, Thái, Nùng, Mường, H’Mông, Dao (ở miền Bắc), K’Ho, K’Dong, Ba Na, Vân Kiều (ở miền Nam). Tranh vẽ có tính tỷ mỷ, sinh động, thể hiện một sắc thái mới, phù hợp với chất lượng của những thông tin, tư liệu về cây thuốc và động vật làm thuốc. Phần chống nhầm lẫn giúp việc nhận dạng cây thuốc dễ dàng và chính xác hơn. Những cây thuốc và động vật làm thuốc thuộc diện quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được dặc biệt lưu ý, và đưa vào Sách Đỏ quốc gia để khẩn trương bảo vệ và lưu giữ nguồn gen.
Chúng tôi hy vọng bộ sách này sẽ góp phần gợi mở những hướng mới cho việc nghiên cứu chế tạo thuốc từ nguồn dược liệu trong nước, việc lựa chọn đề tài và xây dựng đề cương các luận văn khoa học, cũng như quy hoạch phát triển nguồn tài nguyên và sản xuất thuốc từ dược liệu. Chúng tôi cũng hy vọng bộ sách sẽ mang lại những thông tin thiết thực và bổ ích giúp bạn đọc kinh nghiệm sử dụng dược liệu trong phòng chữa bệnh ở cộng đồng.
Nhân dịp xuất bản bộ sách này, các lác giả xin chân thành cảm ơn và ghi nhận công lao của KS. TS. Tô Đăng Hải - Giám đốc NXB khoa học và kỹ thuật, người dã chủ động đề xuất, bàn bạc với nhóm tác giả về chủ trương biên soạn bộ sách này từ dầu thập niên trước. Trong quá trình thực hiện, ông rất quantâm đến việc biên soạn, biên tập, đầu tư tài chính, tạo điều kiện cho bộ sách dược ra đời sớm.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Dược liệu đã lạo điều kiện cho việc biên soạn được thuận lợi.
Chúng tôi rất biết ơn PGS. TS, Bộ trưởng Bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã khuyên khích và viết lời giới thiệu cho bộ sách.
Tuy có nhiều cố gắng trong việc biên soạn song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc, để lần tái bản sau được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn.


CÁC TÁC GIẢ

DSCKII. Đỗ Huy Bích: Phần thực vật, toàn bộ phần động vật và danh pháp
TS. Nguyễn Tập: Phần phân bố, sinh thái
TS. Phạm Văn Hiển, KS. Trần Toàn: Phần trồng trọt
GS. Vũ Ngọc Lộ, PGS, TS. Phạm Kim Mãn, PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong: Phần bộ phận dùng, chê biến và thành phần hóa học
GS. Đoàn Thị Nhu, PGS Phạm Duy Mai, PGS.TSKH. Đỗ Trung Đàm: Phần dược lý, tính năng, công dụng và bài thuốc
DSCKII. Bùi Xuân Chương: Tranh vẽ. CN. Đặng Quang Chung: Thư ký biên tập

TẬP I: 460 CÂY VÀ 40 ĐỘNG VẬT

TẬP II: 460 CÂY VÀ 40 ĐỘNG VẬT

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com