Search This Blog

VẰNG ĐẮNG-thành phần hóa học, tác dụng, công dụng

VẰNG ĐẮNG

Tên khoa học: 

Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr.; Họ Tiết dê (Menispermaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Coscinium usitatissimum Pierre

Tên khác: 

Vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t'rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, vàng giang.

Tên nước ngoài: 

False calumba, Ceylon calumba root, turmeric tree (Anh).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Dây leo to, thân gỗ. Rễ và thân màu vàng. Thân mập, vỏ nứt nẻ, có u lồi và màu xám trắng, cành non có lông. Lá mọc so le, hình trứng, dài 11 - 26 cm, rộng 5-16 cm, gốc tròn hay bằng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, màu lục sẫm, mặt dưới có lông nhỏ, màu trắng bạc, gân chính 3-5; cuống lá dài 4 -14 cm, dày lên ở hai đầu, đính vào bên trong phiến lá.
Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùm xim, dài 1- 4 cm; hoa đơn tính, gần như không cuống; bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, hình mác, mặt ngoài có lông, 6 nhị xếp thành hai vòng và 6 nhị lép có lông.
Quả hạch hình cầu, đường kính 2-2,5 cm, vỏ quả dày có lông mịn.
Mùa hoa quả: tháng 1-5.

Phân bố, sinh thái:

Chi Coscinium Colebr. có 5 loài trên thế giới đều là dạng dây leo gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam chỉ có một loài là vàng đắng. Cây phân bố từ Ấn Độ, Xrilanca đến Malaysia, Indonesia, Thái lan, Campuchia, Nam Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, vàng đắng chỉ có ở các tỉnh phía nam từ Thừa Thiên - Huế trở vào. Kết quả điều ta nghiên cứu về cây vàng đắng đã xác định cây bắt đầu phân bố từ 10°30’ (ở Châu Thành - Đồng Nai) đến 16° 15 vĩ tuyến Bắc (ở Phú Lộc - Thừa Thiên Huế). Trong giới hạn này, đã thống kê được 140 xã - thị trấn thuộc 47 huyện, của 16 tỉnh có vàng đắng (Nguyên Tập; 1984, 1988, 1996).
Vàng đắng là cây ưa sáng và chịu bóng khi còn nhỏ, Cây thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh còn nguyên sinh hay đã trở nên thứ sinh do khai thác chọn lọc. Rừng có nhiều vàng đắng thường có tầng cây gỗ (sao, vên vên, xoay, ươi, de, gội, giáng hương, thông nàng...) cao 15 - 30 m, tạo nên độ che phủ đến 70% - 80%. Tầng cây gỗ nhỏ, cây bụi và dây leo thường không quá rậm rạp. Do đặc tính hơi chịu bóng khi còn nhỏ, nên khi rừng bị phá làm nương rẫy, những cây con tái sinh chồi không thể tồn tại. Đây là đặc điểm khác biệt của vàng đắng so với một số loài dây leo khác như hoàng đằng trong cùng họ Menispermaceae.
Vàng đắng thuộc loại cây nhiệt đới tương đối điẻn hình, ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 đến 26°C hoặc hơn, trong năm không có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20°C. Lượng mưa: 1800 - 2600mm/năm. Cây không thấy mọc ở vùng núi các tỉnh phía bắc, do nền khí hậu thiên về á nhiệt đới với mùa đông lạnh kéo dài.
Vàng đắng thường mọc ở địa hình núi thấp và trung bình. Độ cao phân bố không vượt quá 800m. Ở nơi có vàng đắng mọc tập trung, độ cao này thường từ 500 đến 600 m. Cây ưa loại đất feralit đỏ - nâu trên bazan hoặc đất feralit đỏ - vàng phát triển trên granít có đá lộ đầu. Những loại đất này thường tơi xốp, thấm nước tốt và pH trung tính, ít khi chua. Cây vàng đắng có cây mang hoa đực và hoa cái riêng. Tỷ lệ cây mang hoa cái trong quần thể chỉ chiếm 10 - 30%. Cây có hoa, quả trong tự nhiên thường không đồng đều và chỉ ở cây có đường kính từ 3 cm trở lên. Hoa đực mọc từ thân già hay cành đã rụng lá. Hoa cái có trên thân già, cành đã rụng lá hay vẫn còn mang lá. Hoa thụ phấn nhò côn trùng hoặc gió. Mùa quả chín từ tháng 9 đến tháng 11, cả biệt có cây quả chín tồn tại đến đầu mùa hoa năm sau. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, do quả chín vào mùa mưa, nên dễ bị nước lũ cuốn trôi. Trong đợt điểu tra ở Trà My (Quảng Nam) năm 1983, trên diện tích khoảng 20 ha rừng có nhiều vàng đắng, chúng tôi đã tính trung bình ở nơi đất bằng phẳng có 56,5 cây con cao dưới 50 cm mọc từ hạt trong một héc'ta. Nơi đất dốc (10 - 20°) chỉ có 4,2 cây/ha. Vàng đắng có khả năng mọc chồi tự nhiên rải rác quanh năm, song tập trung vào hai vụ chồi chính là xuân - hè (đầu mùa mưa) từ tháng 3 đếđ tháng 5 và vụ hè - thu (cuối mùa mưa): tháng 7 - 9. Chồi sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, nhưng ít khi phát triển trọn vẹn thành cành hoặc các nhánh leo.
Vàng đắng còn có khả năng tái sinh chồi từ phần gốc còn lại sau khi chặt. Khi nghiên cứu những cây bị chặt do khai thác vào tháng 5 - 1981, chứng tôi thấy có 60 - 70% số gốc tái sinh cây chồi. Trong 3-4 năm đầu, loại chồi này dài 2 m/ mỗi năm và có đường kính tăng trưởng 0,3 - 0,4 cm/ năm. Sau 10 - 12 năm, cây chồi đã có đường kính 2,8 - 3,2cm và leo cao đến trên 10 m. Berberin trong thân cũng được tích luỹ tăng dần theo tuổi, ở cây chồi 1-2 nàm tuổi, hàm lượng hoạt chất là 0,3 - 0,4%, 10 -12 năm tuổi tăng lên 1,8 - 2,0%.
Với những dữ liệu đã nghiên cứu được về sự tái sinh và sinh trưởng phát triển kể trên, chúng tôi đề xuất biện pháp khai thác vàng đắng nhằm đảm bảo tái sinh tự nhiên như sau:
- Mùa khai thác: tháng 11 - 4 là thời gian mùa khô dễ vận chuyển và trước khi cây có hoa quả.
- Tiêu chuẩn khai thác: cây có đường kính thân từ 3 cm trở lên.
- Cách khai thác: chừa lại phần gốc từ 15 - 20 cm để cây tái sinh chồi.
- Chu kỳ khai thác; 10-15 năm/ lần. Trước mắt nên chừa lại toàn bộ cây mang hoa cái, để có quả gieo giống vào những năm sau.
Việt Nam vốn có nguồn vàng đắng tương đối dồi dào. Vào những năm 1980 - 1995, cây đã bị khai thác nhiều Mỗi năm, ở các tỉnh phía nam đã có vài trăm đến vài ngàn tấn nguyên liệu tươi được đưa vào sản xuất công nghiệp. Do khai thác ồ ạt và liên tục, nên nguồn cây thuốc này ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng. Tất cả những vùng rừng có vàng đắng trước kia được coi là những ưung tâm phân bố phong phú, như tiểu cao nguyên An Khê (tỉnh Gia Lai và Bình Định); Đắc Nông (Đắc Lắc) và Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), nay không còn cây để khai thác lớn. Trong vài năm gần đây, việc khai thác vàng đắng ở các tỉnh phía nam đã trở nên vô cùng khó khăn, do phải đi rất xa hoặc khai thác tận thu cả những cây con nhỏ. Do đó, từ năm 1996 loài cây thuốc này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để lưu ý bảo vệ và khai thác hợp lý.
Thân và rễ, thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 - 13 cm, phơi hoặc sấy khô. Có thể chiết berberin.

Thành phần hoá học:

Thân và rễ vàng đắng chứa các acid hữu cơ, sterol, saponin và alkaloid (Selected medicinal plants in Vietnam, vol. I, 1999). Các alkaloid của vàng đắng là berberin, palmatin, jatrorhizin, berberubin, magnoflorin và thalifendin (Johann Si won, 1982).
Lá có saponin, một chất có vị đắng, không phải alkaloid. Thân còn có sitosterol, sitosterolglucosid, alcol cerylic, hentriacontan.
Hàm lượng alkaloid protoberberin trong nhiều bộ phận của cây là 2 - 3% (thân, cành già), 1 - 1,5% (cành nhỏ), 0,1 - 0,7% (lầ, quả), ở thân, alkaloid tập trung nhiều ở vỏ (trên 5%), ít ở lõi (0,85%) (Nguyễn Liêm, 1982).
Từ thân cây vàng đắng thu thập ở Sông Bé, Nguyễn Liêm đã phân lập được 4 alkaloid, trong đó 3 chất berberin, paimatin và jatrorhizin đã được nhận dạng bằng các phổ tử ngoại hồng ngoại, cộng hưởng từ proton và hoá học.
Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, hàm lượng berberin trong dược liệu khô kiệt không được ít hơn 1,5%.
Trong bảo quản, độ ẩm có ảnh hưỏng lớn, làm giảm hàm lượng alkaloid nhanh, có thể làm mất đến gần hết (từ 3% còn 0,13%).

Tác dụng dươc lý:

Tác dụng kháng khuẩn: 

Bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ thuốc trong môi trường nuôi cấy, berberin chlorid có tác dụng ức chế một số vi khuẩn với những nồng độ sau, 1:32000 ức chế Streptococcus hemolyticus, Pneumococcus, Vibrio cholerae; 1:16000 ức chế Staphylococcus aureus; 1:8000 ức chế Shigella shigae, Sh. Flexneri, Bacillus diphtheriae; 1:4000 ức chế Bacillus proteus; 1:1000 ức chế Bacillus coli, Salmonella typhi.
Trên chuột nhắt trắng gây nhiễm bệnh tả thực nghiệm, dung dịch berberin 0,1% tiêm dưới da với liều 0,3 ml/chuột, có tác dụng bảo vệ hoàn toàn lô chuột đã được tiêm xoang bụng một liều Vibrio cholerae, gây chết 100% súc vật thí nghiệm (LD100 có 100 triệu Vibrio cholerae). Thí nghiệm trên súc vật cũng như trong ống nghiệm đã chứng minh berberin có tác dụng trung hoà nội độc tố của Vibrio cholerae. Trên chuột nhắt trắng đã được tiêm bắp thịt nội độc tố Vibrio cholerae với một liều gây chết 100%, dung dịch berberin 0,1% tiêm bắp thịt với liều 0,3 ml/chuột có tác dụng bảo vệ chuột, giảm tỷ lộ tử vong.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đức Minh và cộng sự đã kiểm tra tác dụng chống vi khuẩn tả của 2 mẫu berberin Ml (tỷ lệ berberin 74,13%) và M2 (tỷ lệ berberin 80,0%) trên 3 giống vi khuẩn tả; Vibrio cholerae E1 Tor 1005, V. cholerae inaba 12 và V. cholerae ogawa 14 và đã đi đến kết luận sau: Bằng phương pháp pha loãng thuốc trong môi trường nuôi cấy, cả 2 mẫu berberin Ml và M2 đều ức chế cả 3 giống vi khuẩn tả từ nồng độ 195 - 350 µ.g/ml. Berberin mẫu M1 và M2 có tác dụng tương tự như nhau trên 2 giống Vibrio cholerae Eỉ Tor và Inaba. Berberin mẫu M2 có tác dụng mạnh hơn mẫu M1 trên Vibrio cholerae ogawa.

- Tác dụng diệt amip: 

Berberin sulfat, thí nghiệm trên ống kính với nồng độ 1:5000 và trên chuột nhắt trắng với liều 50 mg/kg cho thẳng vào dạ dày, có tác dụng diệt Entamoeba histolytica.

-Tác dụng lợi mật: 

Thí nghiệm trên mèo gây mê, berberin với liều 0,25 mg/kg làm tăng sự tiết mật, đặc bỉệt ở thời gian đầu sau khi cho thuốc.

- Các tác dụng khác: 

Berberin chlorid thí nghiệm trên ống kính với nồng độ 1:5000 và trên chó bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 19 mg/kg, có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu đối với tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) và bảo vệ được chó khỏi tử vong do nhiễm trùng huyết tụ cầu khuẩn vàng thực nghiệm. Berberin với liều nhỏ gây kích thích tim, làm giãn động mạch vành tim và các mạch máu nội tạng, gây hạ huyết áp. Berberin còn có tác dụng tăng cường co bóp tử cung cô lập của thỏ bình thường cũng như thỏ chửa, đồng thời tăng nhu động và trương lực ruột cô lập chuột lang. Ngoài ra, có báo cáo cho thấy berberin có tác dụng hạ nhiệt, kháng lợi niệu, làm tăng đường huyết ở giai đoạn đầu sau đó lại hạ thấp.
Gần đây các công trình nghiên cứu cho thấy berberin sulfat (50 µg/ml) và berberin chlorid (25µ/ml) đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u báng Ehrlich. Thí nghiệm trên ống kính, berberin chlorid đem ủ với tế bào sarcom u báng chuột SI 80 (Swiss mouse ascites sarcoma) thể hiện tác dụng ức chế sự hình thành DNA, RNA, protein, lipid cũng như ức chế quá trình oxy hoá glucose thành CO2.
Berberin sulfat dùng bằng đưòng uống hấp thụ không hoàn toàn và chậm, 8 giờ sau khi uống đạt đỉnh cao, sau đó đi vào các tổ chức tim, gan, thận. Độc tính cấp thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng, berberin có LD50 = 24,3 mg/kg thể trọng.

Tính vị, công năng:

Vàng đắng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp.

Công dụng:

Thân và rễ vằng đắng được dùng làm thuốc như hoàng đằng để chữa tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp, rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh tả cấp. Ngày dùng 4 - 6 g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Viên berberin có loại 0,05 g dùng cho người lớn, ngày uống 4-8 viên, chia làm 2 lần, dùng liên tục 5 ngày. Và viên loại 0,01 g cho írẻ em, ngày uống 2-10 viên tuỳ theo tuổi chia làm 2 lần. Dùng ngoài, chữa bệnh đau mắt bằng dạng thuốc nhỏ mắt berbeiin chlorid 0,5 - 1%. Ở Liên Xô (trước đây), một số tác giả đã dùng berberin làm thuốc lợi mật, điều trị cho bệnh nhân viêm túi mật đạt kết quả tốt.
Báo cáo sử dụng trên lâm sàng: Tác dụng điều trị của berberin trên lâm sàng đã được thể hiện rõ rệt trong các vụ dập tắt dịch lỵ và tiêu chảy ở Việt Nam vào những năm 1972, 1973. Còn tác dụng điều tn bệnh tả của berberin đã được chứng minh trong 2 vụ dịch tả ở Calculta - Ấn Độ vào những năm 1964 và 1965. Berberin đã được xác định có tác dụng điều trị tất cả các trưòng hợp tiêu chảy nặng, tả (xét nghiệm thấy hoặc không thấy Vibrio cholerae), làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh, giảm thời gian tiêu chảy, giúp chóng lành bệnh. Với liều đã sử dụng trên một số phương diện, berberin tỏ ra có ưu điểm hơn chloramphenicol như không gây phản ứng phụ và độc tính thấp. Việc sử dụng berberin phối hợp với các dung dịch tiêm truyền được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy nặng và bệnh tả cấp.
Về tác dụng điều trị viêm âm đạo do nấm và tạp trùng, tác giả Trương Thị Vinh (1980) Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh, đã dùng viên berberin đặt âm đạo, 1 viên/ ngày trong 20 ngày liên tiếp cho 60 bệnh nhân bị viêm âm đạo; kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt thấp (26,7%) nhưng có ưu điểm là ít gây dị ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com