Search This Blog

THUỐC THANG VÀ KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG

THUỐC THANG VÀ KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG


A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc thang là hỗn hợp của nhiều vị thuôc dược liệu đã được bào chế và phân liều dùng. Thuốc thang được dùng rộng rãi dưới dạng thuốc sắc. Uống trong một ngày chia làm 2-3 lần: Sáng - trưa - tôi. Mỗi thang từ 50-100 hay 200g dược liệu.

B. THÀNH PHẦN

Thành phần vị thuốc (dược liệu) của thuôc thang có nhiều nguồn gốc như sau:
1. Thảo mộc: Dùng cả cây hay từng bộ phận của cây:
Hoa: Kim ngân hoa, Cúc hoa, Hoè hoa...
Quả: Quả Giun (Sử quân tử), Ké đầu ngựa, Dành dành, Chỉ xác...
Hạt: Hạt Cải, Bìm bìm, Bạch biển đậu, Ý dĩ...
Thân: Huyết đằng, Ma hoàng, Tô mộc, Hoàng đằng...
Lá: Lá Vông, lá Dâu, lá Mơ, lá Mỏ quạ, lá Thường sơn...
Thân và lá: ích mẫu, Bồ công anh, Lạc tiên, Ngải cứu, Tía tô, Hương nhu, Bạc hà...
Vỏ: Núc nác, Quế, Ngũ gia bì, Đỗ trọng...
Rễ: Cỏ xước, Độc lực, Tục đoạn, Hoàng liên...
Củ: Củ mài, củ Sâm, Hà thủ ô, Sinh địa...
Thân rễ: Gừng, Riềng, Hoàng tinh...
Các chất nhựa: Nhũ hương, Tùng hương (nhựa thông), Một dược, Lô hội...
Các vỏ quả: vỏ Quýt, vỏ quả Thuốc phiện (Cù Túc xác)...
Thịt quả: Long nhãn, thịt quả Táo (Toan táo nhục).
2. Động vật: Bạch cương tằm, Thuyền thoái, Nhung Hươu, Tắc kè, Rùa, Ba ba...
3. Khoáng chất Thạch cao, Phác tiêu, Long cốt, Thần sa, Chu sa...
4. Nước: Dùng nước mưa, nước giếng đạt tiêu chuẩn của nước ăn.
Các dược liệu trên đây chọn thứ tốt đem bào chế đúng phương pháp cổ truyền rồi dùng cân chia thành từng thang theo đơn của thầy thuốc.
Thang thuốc bao gồm nhiều dược liệu cấu tạo khác nhau, liều lượng khác nhau nên khi sắc cần chú ý đến kỹ thuật sắc dưới đây.

C. KỸ THUẬT SẮC THUỐC

1. Sắc thuốc là đun sôi nhẹ nhàng và đều lửa các vị thuốc với dung môi (nước) trong một thời gian nhất định.
2. Dụng cụ sắc: Tốt nhất là siêu đất, có thể dùng ấm nhôm dung tích từ 1,5 đến 2 lít. Ngày nay đã có siêu sắc thuốc điện bằng gốm, sứ, thép không rỉ.
3. Cách sắc: Sắc nhiều thang một lúc, cần xây bếp lò than đá. Các siêu thuôc đặt trên một tấm gang dày hoặc trên một lớp cát dày 10-15cm, để tận dụng được nhiệt.
- Khi sắc cần theo đúng quy tắc sau:
+ Sắc nhanh (vũ hoả): Đổ nước vừa đủ ngập dược liệu (thường 400ml) đun to lửa cho sôi độ 30 phút. Sắc một lần.
Sắc nhanh thường áp dụng cho các thang thuốc giải cảm, các thang thuốc chứa tinh dầu.
+ Sắc chậm (văn hoả): Áp dụng cho các loại thuốc bổ, thường sắc hai lần: sắc lần thứ nhất: Đổ nước ngập dược liệu 2-3cm, thường 600ml, đun nhỏ lửa âm ỉ giữ cho thuôc sôi đều không trào ra ngoài, tới khi cạn còn độ 200ml; gạn lấy nước thuôc, bã thuốc cho thêm nước sắc lần thứ hai.
Sắc lần thứ hai: Đổ vào 400ml nước, tiếp tục đun sôi âm ỉ tới khi cạn, còn 100ml, gạn ra lấy nước thuốc lần hai và trộn với nước sắc lần thứ nhất để uôĩig, nếu cần thì cô thêm cho đặc.
- Trước khi sắc thuôc cần chú ý:
+ Những vị thuôc chứa tinh dầu như Tía tô, Kinh giới, Sả, Hương nhu ... để riêng, khi thuốc gần được mới cho vào.
+ Các loại khoáng chất khó tan thì phải tán nhỏ mới sắc chung với thuôc như: Thạch cao, Thạch quyết minh.
+ Các hoá chất, các cao động vật dễ tan như A giao, Cao Ban long, cao Hổ cốt, Phác tiêu... khi nước sắc được rồí lúc còn nóng cho vào khuấy tan để uống.
+ Các dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ cao như Nhân sâm, Nhục Quế, Tam thất... hãm riêng rồi gạn lấy nước hoặc mài hay tán bột trộn với nước sắc để uống.

D. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KÊ ĐƠN, CÂN VÀ SẮC THUỐC

Thuốc thang là dạng thuốc được dùng rộng rãi trong việc phòng và chữa bệnh của Đông y. Hiệu quả của thang thuốc phụ thuộc vào người bắt mạch kê đơn song những người cân thuôc và người sắc thuốc cũng đóng góp phần hết sức quan trọng.
Sau đây là tóm tắt quy định tạm thời về chế độ kê đơn, cân thuôc và sắc thuôc Đông y của Bộ y tế số 47-BYT/TT ngày 30-1-1968 như sau:

1. Người kê đơn.

- Phải ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân.
- Tên bệnh.
- Tên thuôc và số lượng bằng gam (những vị thuốc chủ trị ghi trước rồi đến các vị thuốc có tác dụng hỗ trợ, hoặc công thức cổ điển ghi trước các vị gia thêm ghi sau).
- Tên thuốc phải ghi rõ ràng và phải dùng tên đã được quy định trong các văn bản chính thức; Danh
mục mặt hàng, dược điển, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Số lượng thuốc độc và số thang thuốc có thuốc độc bảng A phải viết bằng chữ.
- Số thang cần mua tạm thời quy định: Không quá 5 thang với người ở gần, không quá 10 thang với người ở xa.
- Phải hướng dẫn rõ liều lượng và cách dùng một lần uống và một ngày uôĩig bao nhiêu, uống trước hay sau khi ăn, uống hay xoa bóp, giờ nào... và ghi rõ kiêng kỵ vào cuối đơn...
- Nếu có thuốc sống cần phải bào chế sao tẩm thì phải ghi rõ cách bào chế sao tẩm.
- Phải ghi rõ là đơn thuốc giải cảm hay bổ, vị cần sắc trước, sắc sau, sắc mấy nước, lượng nước cho vào và lấy ra bao nhiều nước sắc. Khi sắc thì phải đun nhỏ lửa hay to lửa...

2. Người cân thuốc.

Người cân thuôc có nhiệm vụ thực hiện những chỉ định và yêu cầu của người kê đơn ghi trong đơn và chấp hành đầy đủ những quy định của Nhà nước đôl với việc cân thuốc để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Khi cần thuốc phải;
- Đọc một lượt hết đơn để phát hiện sai sót của đơn và khả năng thuôc hiện có. Nếu chưa hiểu hết đơn thuôc hoặc có nghi vấn phải hỏi lại người kê đơn.
- Nếu thiếu thuốc phải thực hiện quy định sau:
+ Thiếu các vị chủ trị thì nhất thiết không được rút bớt hoặc thay thế mà phải hỏi lại người kê đơn.
+ Thiếu các vị chỉ có tác dụng hỗ trợ thì có thể thay thế bằng những vị mà Bộ Y tế đã quy định có thể thay thế hoặc thay thế theo ý kiến của người kê đơn.
+ Nếu thiếu lượng thì chỉ được rút bớt một phần đối với những vị có tác dụng hỗ trợ hoặc hỏi người kê đơn thay thế vị khác.
- Khi cân thuốc phải dùng đơn vị gam. Mỗi vị thuốc sau khi cân và chia cho mỗi thang phải để riêng trên giấy gói không trộn lẫn để sau khi cân xong kiểm soát lại một lần nữa.
- Sau khi cân xong phải ghi rõ lên thang thuốc là loại thuốc gì (bổ hay giải cảm) địa chỉ nơi cân thuốc, tên bệnh nhân... để tránh nhầm lẫn.
- Nếu trong đơn có ghi vị thuốc cần sắc riêng, uống sống hoặc sắc trước, sắc sau... thì phải gói riêng, ghi tên vị thuốc và cách sử dụng trên gói thuốc đó.

3. Người sắc thuốc.

Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh, người trực tiếp sắc thuốc phải thực hiện đúng yêu cầu của người kê đơn và cân thuôc về mặt kỹ thuật đồng thời phải chấp hành tốt chế độ quản lý thuốc để chông nhầm lẫn mất mát, hư hỏng thuốc.
Người sắc thuôc phải chấp hành đúng động tác kỹ thuật sắc thuôc và yêu cầu của người kê đơn, như:
- Lượng nước cho vào và lượng nước thuôc lấy ra.
- Những vị thuôc cần sắc trước, sau hoặc trộn vào nước sắc trước khi uống - về số lần  sắc, có trộn lẫn hay cô đặc nước sắc không ?
- Về nhiệt độ dùng để sắc, nhỏ lửa hay to lửa.
- Phải có nội quy chống nhầm lẫn và sổ sách ghi
chép số thang thuốc đã nhận, đã giao và số còn lại trong ngày.
- Sau khi đã sắc xong, bã thuốc phải để riêng từng thang lưu ít nhất 24 giờ, kể từ khi giao thuốc cho bệnh nhân.

E. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THANG THUỐC

1. Thang giải cảm số 1

Lá Tía tô 16g
Gừng tươi 8g
Quế chi 8g
Cách sắc: Các vị, rửa sạch thái nhỏ cho vào siêu đổ 250ml nước. Đun 15 phút chắt ra, uống một lần lúc thuốc còn ấm.
Công dụng: Trị cảm hàn, phát sốt, đau đầu, sợ lạnh, không có mồ hôi, không khát nước.

2. Thang giải cảm số 2

Bạc hà 8g
Kinh giới 8g
Cam thảo đất 12g
Lá tre 16g
Kim ngân (lá, hoa, dây) 16g
Rau má 16g
Cách sắc: Các vị rửa sạch, thái nhỏ, cho vào siều đổ 300ml nước, sắc nhanh lấy 200ml. Gạn ra, để nguội uống 1 lần.
Công dụng: Trị cảm phong nhiệt, phát sốt nóng, đau đầu miệng ráo, sợ nóng, khát nước, có mồ hôi, tiểu tiện vàng.

3. Thang chống ỉa chảy

Củ Gấu (giã dập sao vàng) 20g
Búp ổi (sao vàng) 20g
Vỏ Quýt (sao thơm) 12g
Củ Sả (sao vàng) 12g
Hoắc hương 12g
Gừng tươi 8g
Tô tử 6g
Cách sắc: sắc với 400ml nước, lấy 150ml.
Cách dùng: Người lớn uống một lần, trẻ em tuỳ tuổi chia làm 2-3 lần uống.
Công dụng: Trị bệnh ỉa chảy (do phong hàn).

4. Thang bổ huyết điều kinh

Hà thủ ô đỏ chế 40g
Củ Gấu (tứ chế) 40g
Ích mẫu 30g
Ngải cứu 20g
Củ Gai 20g
Lá Sung 20g
Sâm bố chính 20g
Cách sắc: Cho 600ml nước sắc, lấy 200ml.
Cách dùng: Chia uông làm 3 lần trong ngày.
Công dụng: Chữa rối loạn kinh nguyệt, khi nhanh khi chậm và có triệu chứng khí huyết đều hư.

5. Thang tiêu độc

Kim ngân hoa (hoặc lá, dây) 20g
Sài đất 30g
Vòi voi 20g
Bồ công anh 20g
Kinh giới 16g
Ké đầu ngựa 12g
Thổ phục linh 12g
Cách sắc: sắc với 600ml nước, lấy 200ml.
Cách dùng: Người lớn uống lúc đói chia làm 2 lần.
Trẻ em tuỳ tuổi mỗi lần uôiig từ 30-50ml, ngày 2 lần.
Công dụng: Trị các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm, sẩy, chốc, dị ứng.

6. Thang trị tê thấp

Phòng đẳng sâm (tẩm Gừng sao) 20g
Sinh địa 20g
Hà thủ ô đỏ chế 20g
Rễ cỏ xước (sao vàng) 12g
Cốt toái bổ 12g
Huyết đằng 12g
Hy thiêm 12g
Vòi voi 10g
Cốt khí 10g
Thiên niên kiện 10g
Dây đau xương (sao qua) lOg
Cách sắc: sắc với 600ml nước, lấy 150-200ml.
Cách dùng: Chia uông làm 2 lần trong ngày, uống lúc nóng.
Công dụng: Trị tê thấp.

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

comment 0 Comment:

Post a Comment

 
© Dược liệu | Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ; Email: duoclieuvn@yahoo.com