CHIM SẺ
Tên khoa học:
Passer montanus
malaccensis Dubois; Họ Sẻ (Ploceidae).
Tên đồng nghĩa:
Passer domesticus
L.
Tên khác:
Sẻ nhà, tước điểu, ma tước.
Tên nước ngoài:
House- sparrow, spaưow (Anh); moineau domestique (Pháp).
Mô tả:
Chim cỡ nhỏ. Thân có lông màu nâu, hai má trắng, bụng màu trắng
xám. Đầu tròn to, mỏ dày ngắn. Chân mảnh có 4 ngón. Đuôi ngắn, màu xám đen.
Chim sẻ: Passer montanus malaccensis Dubois
Phân bố, sinh thái:
Chim sẻ là loại chim định cư rất phổ biến ở các nước Đông
Nam châu Á và miền Nam Trung Quốc, ở Việt Nam, tỉnh nào cũng có. Chim thường sống
ở các thành phố, nơi có người ở, làm tổ trên mái nhà, hốc cây. Chúng kiếm ăn
theo đàn hoặc nhóm nhỏ. Thức ăn chủ yếu là thóc, hạt cỏ, côn trùng, sâu bọ. Ở
những sân phơi thóc hoặc cánh đồng lúa đã thu hoạch, thường thấy vô vàn chim sẻ.
Trước đây, chim sẻ có rất nhiều, nay còn ít vì bị săn bắt để lấy thịt ăn.
Bộ phận dùng:
Thịt chim sẻ được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc
là tước nhục, tiết chim là tước huyết, trứng chim là tước noãn và phân chim là bạc đinh hương hay ma tước phẩn.
Thành phần hoá học:
Thịt chim sẻ chứa 18,9% protid, 6,9% lipid. Tiết chim có nhiều
chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố và Ca. Trứng chim chứa lipid, protid, các
vitamin A, D, E, các muối khoáng Ca, P, Mn, S, Fe, lecithin. Phân chim chứa
5,66% nitơ toàn phần, 0,22% ammoniac.
Tính vị, công năng:
Thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ
ngũ tạng, mạnh dương, ích khí. Tiết chim có vị ngọt, mùi tanh, tính ấm, bổ âm,
cường dương. Trứng chim có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, bổ thận dương,
ích tinh. Phân chim có vị đắng, tính ôn, có tác dụng tiêu tích, làm sáng mắt,
chống viêm.
Công dụng:
- Thịt chim sẻ chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu
đoản hơi, nhất là người cao tuổi thận hư, phụ nữ sau khi đẻ mệt mỏi, đau lưng,
khí hư, nam giới liệt dương.
Lấy 5 con chim sẻ, vặt lông, mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch, nấu
chín. Thêm vào một chén rượu, lại nấu một lúc nữa. Rồi đổ vào hai bát nước, 3
nhánh hành thái nhỏ, hai nắm gạo tẻ đã vo sạch, nấu thành cháo, ăn đều mỗi buổi
sáng. Có người còn dùng thêm nhộng tằm. Có thể dùng dạng thịt chim tẩm rượu, nướng
vàng.
Chim sẻ (2 con) làm sạch, bỏ mật, cắt nhỏ, hấp cách thuỷ với
20g đường phèn. Ăn làm một lần trong ngày. Chữa viêm khí quản mạn tính ở ngưòi
cao tuổi, ho gà ở trẻ em (Tài liệu nước ngoài).
Các tài liệu cổ còn nêu chim sẻ nướng cũng là món ngự dụng
(món ăn của vua chúa).
- Tiết chim sẻ được dùng cho người yếu mệt, kém sinh lý, hay
chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược.
Cắt cổ chim, hứng hết tiết vào một chén rượu hoặc mật ong,
khuấy đều. Uống ngay làm một lần trong ngày. Dùng 10- 15 ngày. Nếu số lượng
chim sẻ nhiều, có thể lấy tiết pha thành rượu bổ huyết chim sẻ (huyết điểu tửu)
với tỷ lệ 10%. Rượu này còn làm tóc đen trở lại, chân tay cứng cáp, sáng mắt.
Trước đấy, ở Huế, có nhà hàng pha chế rượu huyết sẻ rất đắt khách.
Người bị bệnh cao huyết áp không dùng được.
- Trứng chim sẻ chữa nam giới liệt dương, thận lạnh, ít
tinh, phụ nữ huyết khô, khí hư. Ngày dùng 3- 5 quả dưới dạng luộc chín hoặc rán
vào sáng sớm. Dùng liền 2- 3 tháng. Dùng riêng hoặc phối hợp với mật cá chép, mật
gà trống (mỗi thứ 1 cái) làm viên uống.
- Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tuệ Tĩnh (Nam
dược thần hiệu) đã dùng phân chim (7 hạt) tán bột, trộn với đường kmh làm thành
2 viên, rồi ngậm nuốt nước dần dần để chữa cổ họng sưng đau. Để chữa bụng đầy
trướng, kết hòn, ngực sườn đau tức.
Lấy phân chim phơi khô (21 hạt) tán bột, hoà với một ít rượu
mà uống hoặc trộn phân chim với ít can khương, tán bột, luyện với mật làm viên
uống với nước ấm.
Dùng ngoài, phân chim sẻ nghiền với nước, bôi chữa mụn nhọt,
đầu đinh.
Bài thuốc có chim sẻ:
A- Dùng ở Việt Nam
1. Chữa chứng liệt dương, thiếu mấu, hoa mắt, hay choáng váng:
Chim sẻ (5 con) và chim bồ câu non (1 con) làm thịt, bỏ lòng
ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng (120 g) sao tồn tính, tán nhỏ
cùng với muối rang (4g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng
hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỏi lần 15 viên với nước ấm (Bổ thận tráng dương).
2. Chữa vô sinh ở phụ nữ, con gái huyết khô:
Trứng chim sẻ luộc chín (40g), bóc vỏ, sấy khô, tán bột; thỏ
ty tử (12g), phụ tử chế (4g), thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Trộn lẫn hai bột, uống
thẳng hoặc luyện vối mật ong làm viên. Mỗi lần 10g chiêu với ít rượu vào lúc
đói. Ngày hai lần.
B- Dùng ở Trung Quốc
1. Chữa xuất tinh sớm:
Chim sẻ (12 con) làm thịt, bỏ ruột, thái miếng, ninh nhừ với
đông trùng hạ thảo (6g) và gừng tươi (2 lát). Ăn trong ngày.
2. Chữa thận hư, huyết kiệt, liệt dương, đàn bà lãnh cảm:
Chim sẻ (5 con) làm sạch bỏ ruột, tẩm rượu, cắt nhỏ; câu kỷ
(20g), thỏ ty tử (10g), phúc bồn tử (10g), ngũ vị tử (6g). Tất cả sắc với 600ml
nước còn 200ml. Lấy nước sắc dược liệu nấu cháo với thịt chim. Thêm gia vị cho
vừa khẩu vị. Ăn trong ngày.
3. Chữa vàng da:
Phân chim sẻ (3g), hạt đậu đỏ (3g), khổ đinh hương (3g) phơi
hoặc sấy khô, tán bột mịn. Hít qua đường mũi, ngày 2- 3 lần.
Ghi chú:
Chim sẻ đồng (Emberiza
spodocephala Pallas) thuộc họ sẻ đồng (Fringillidae) có nhiều ở miền núi
cao cũng được dùng như chim sẻ.
0 Comment:
Post a Comment