SÀI ĐẤT
Tên khoa học:
Wedelia calendulacea (L.) Less.; Họ Cúc
(Asteraceae).
Tên đồng nghĩa:
Wedelia chinensis (Osbeck)
Merr.; Sphagneticola calendulacea
(L.) Pruski
Tên khác:
Cúc nháp, ngổ núi, húng trám, ngổ đất, tân sa, lỗ địa cúc.
Tên nước ngoài:
Wédélie de Chine (Pháp).
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây thảo, sống dai, mọc bò, bén rễ ở thân ngầm, sau
đứng thẳng, cao 20 - 40 cm. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục
thuôn, gốc và đầu nhọn, dài 1,5-5 cm, rộng 0,8 - 2 cm, hai mặt có lông thô cứng,
mép có 3 đôi răng cưa to và nông; lá khi vò ra có mùi thơm như trám.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành đầu trên một
cán dài 3 - 10 cm, đường kính 1-1,5 cm; lá bắc ngoài gần hình bầu dục, tròn ở đỉnh;
không có mào lông; hoa màu vàng; tràng hình lưỡi ở phía ngoài, có đầu bẹt khía
3 răng, ống tràng rất ngắn; tràng hình ống ở phía giữa, có 5 thùy hình bầu dục
tù, nhị 5, bao phấn có đỉnh hẹp ở phần gốc, không có tai; bầu hình nêm.
Quả bế.
Mùa hoa quả : tháng 3-5.
Cây dễ nhầm lẫn:
Cỏ mui (Tridax
procumbens L.) cùng họ, tên khác là sài lan, sài lông, cúc mui, thu thảo.
Cây thảo, sống lâu năm, mọc bò. Lá mọc đối, có nhiều răng nhọn không đều. Hoa
màu trắng. Quả bế có nhiều lông. Toàn cây có nhiều lông trắng dày và cứng.
Phân bố, sinh thái:
Chi Wedelia
Jacq. gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chỉ có một số ít loài ở
vùng ôn đới ấm. Chi này ở Việt Nam có 5 loài, trong đó 5 loài được dùng làm thuốc
(Võ Vãn Chi, 1996), đáng chú ý là cây sài đất.
Sài đất mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Cây mọc
hoang ở vùng núi thấp hoặc trung du. Điểm phân bố tự nhiên điển hình nhất là ở
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ở đây, cây mọc thành đám dày đặc trên đất ẩm sát
chân núi đá vôi hoặc ở những bãi đất cao trong thung lũng, xung quanh bị lầy thụt
(vùng Tam Cốc, Bích Động). Tuy nhiên, nguồn sài đất được dùng làm thuốc hiện
nay chủ yếu do trồng trọt. Cây được trồng rộng rãi ở khắp các tỉnh từ vùng núi
đến trung du và đồng bằng, ở vùng núi cao lạnh như ở Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ
(Lai Châu), Phó Bảng (Hà Giang)... không thấy có sài đất.
Sài đất là cây rất ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu
bóng. Có thể trồng sài đất trên cánh đồng hoặc trồng ở vườn, lẫn với các loại
cây ăn quả. Cây ra hoa hàng năm. Ở nơi trồng được chiếu sáng đầy đủ, cây có nhiều
hoa hơn. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), sài đất được trồng thành thảm lớn ở công viên
để làm cảnh. Sài đất ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ kết quả thấp. Cây có khả năng tái
sinh dinh dưỡng khỏe. Từ các mấu của thân ngầm hoặc cành (khi tiếp xúc với mặt
đất) đều có thể ra rễ và mọc lên các chồi. Đặc biệt, sau mỗi lần bị cắt, phần
thân ngầm và gốc còn lại sẽ nhanh chóng mọc lên các cây chồi mới.
Cách trồng:
Sài đất thích nghi rộng, ưa đất ẩm, nhẹ và nhiều ánh
sáng, nhưng không chịu được úng.
Cây được trồng bằng đoạn thân có rễ vào mùa xuân. Đất
sau khi làm kỹ, nhặt sạch cỏ, cần lên luống như luống rau cải, đánh thành rạch
sâu 10 cm theo chiều ngang hoặc dọc luống, cách nhau 20 - 30 cm. Trộn ít phân
chuồng vào rạch rồi đặt hom giống, phủ đất và tưới ẩm. Sau 1,5-2 tháng, cây đã
phủ kín luống và có thể thu hoạch. Sau mỗi lần thu hoạch, cần làm cỏ và bón thúc
thêm phân.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm, chủ yếu vào
mùa hè thu lúc cây đang ra hoa, rửa sạch dùng tươi hay phơi sấy khô.
Thành phần hóa học:
* Nước ép của cây sài đất có dầu màu đen hòa tan
11,2%, chất béo 29,7%, nhựa 44,95%; đường, tanin, saponin, các chất silice,
pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Lá có chất wedelolacton vừa là
một flavonoid vừa là coumarin. Ngoài ra, còn có tinh dầu và muối vô cơ. (Võ Văn
Chi - Từ điển cây thuốc Việt Nam - 1999).
* Theo tài liệu Trung Quốc, sài đất chứa wedelolacton,
dimethyl wedelolacton, nor-wedelic acid và một saponin triterpen tương tự
saponin Ro của nhân sâm (Trung dược từ hải IV. 40).
* Govindachari T. R., Premila M. S đã tách được 3 chất
saponin có hai dây đường đính vào khung acid oleanolic từ lá sài đất tươi. Cấu
trúc của 2 chất được xác định là β-D-glucosyl pyranosyl-3 - O - [O - β - D -
xylo pvranosyl) (1 2), β. D-glucuronopyranosyl oleanolat.
(=β-D-glucopyranosyl-3-β0[CO-β-D-xylopyranosyl) (1
-> 2) (β-D-glucuronopyranosyl)] olean- 12 -en - 28 oat) (I).
Chất thứ hai được xác định có cấu trúc tương tự như
ginsennosid Ro có trong nhân sâm.
Phân tích sài đất Ấn Độ không thấy có mặt của alkaloid
nhưng những nghiên cứu ở Trung Quốc lại thấy có mặt các alkaloid trong cành, lá
và hoa sài đất.
Chất isoflavonoid trong lá sài đất có cấu trúc
lacton của 5 - 6 dihydroxy - 2 - (2:6 dihydroxy 4 methoxy phenyl). benzofuran-3
carboxylic với hàm lượng 0,05%. Chất này tương tự chất comestrol có tác dụng
oestrogen (The Wealth of India, Vol X. p. 568).
Tác dụng dược lý:
Trong ống nghiệm, tác dụng kháng sinh của sài đất rất
thấp, tạo vòng vô khuẩa rất bé, đối với
Staphylococcus
là 0,3 cm. Streptococcus 0,1 cm, Bacillus typhi 0,1 cm. Shigella
flexneri không có tác dụng. Còn trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện
tác dụng kháng sinh và chống viêm rất rõ. Năm 1966, Bệnh xá Ngô Quyền - Hải
Phòng đã theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay
khu trú viêm quầng, áp xe, đầu đanh, phần lớn có sốt) chỉ dùng sài đất giã nát
đắp lên chỗ viêm, không cho uống và không dùng một thứ thuốc nào khác, và kết
luận tác dụng chống viêm của sài đất rất rõ, với những hiện tượng sưng nóng đỏ
đau dần dần biến mất; Sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm
đã chuyển sang mưng mủ, áp xe hóa.
Theo tài liệu nước ngoài, dạng chiết nước từ sài đất
có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.
Tính vị, công năng:
Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt giải độc, hóa đàm, chỉ khái, lương huyết, chỉ huyết, khư ứ, tiêu
thũng.
Công dụng:
Nhân dân ở một số địa phương (Bắc Ninh, Bắc Giang) vẫn
dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt, cá. Ở một số nơi khác, sài đất được
dùng tắm trị rôm sảy hoặc uống để phòng bệnh sởi, chữa sốt rét. Từ kinh nghiệm
điều trị của Bệnh viện Bắc Giang, hiện nay sài đất được sử dụng rộng rãi như một
thuốc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, tiêu độc chữa viêm tấy, mụn nhọt, bắp chuối,
sưng khóp, nhiễm trùng, chốc đầu, sưng vú, apxe, viêm họng. Có địa phương đã
dùng sài đất chữa viêm bàng quang với kết quả tốt.
Khi dùng, lấy 50 - 100g sài đất tươi giã nát, hòa
thêm nước gạn uống, bã đắp vào chỗ sưng tấy. Nếu dùng sài đất khô thì lấy 20 -
40g sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi
uống 1/3 - 1/2 liều người lớn. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với bồ
công anh, kim ngân và ké đầu ngựa. Sài đất nấu với râu ngô làm nước uống hàng
ngày vừa mát, lợi tiểu lại vừa phòng được rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Sài đất
với số lượng nhiều, đem phơi khô, Iiấu thành cao lỏng để dành dùng dần.
Ở Trung Quốc, sài đất được dùng chữa bạch hầu, ho
gà, viêm họng, viêm amidan. Người ta còn dùng cây Wedelia prostrata Hemsl. (lỗ địa cúc) với các chỉ định giống sài đất.
Cây này cũng có ỏ Việt Nam, nhưng chưa được nghiên cứu sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm
thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 Comment:
Post a Comment