SA SÂM BẮC
Tên khọc:
Glehnia littoralis F.Schmidt ex Miq.;
Họ: Hoa tán (Apiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Cymopterus glaber (A.Gray)
Black; Cymopterus littoralis
J.G.Cooper & A.Gray; Phellopterus
littoralis (A. Gray) F. Schmidt
Tên nước ngoài:
Coastal glehnia.
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 30 cm. Rễ hình trụ
dài và nhỏ. Lá kép lông chim, mọc so le, màu lục hơi vàng, các lá chét xẻ 3
thùy hình bầu dục, đầu nhọn, mép khía răng; cuống lá dài có khía rõ và bẹ to,
màu tím, có lông mịn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành tán kép, không có lá bắc
to, lá bắc nhỏ 8-12 hình mác thuôn; hoa nhỏ, 15-20 cái, màu trắng ngà.
Quả bế đôi, có cánh và có lông; hạt màu vàng nâu.
Mua hoa quả: tháng 4-6.
Phân bố, sinh thái:
Sa sâm bắc có nguồn gốc ở vùng Đông Á, được trồng
khá phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cây được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam
từ đầu những năm 60. Cây trồng ở Trại cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã thích
nghi và ra hoa kết quả; hạt già rơi xuống đất đã nảy mầm một cách lự nhiên. Tuy
nhiên, do chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, nên gần đây cây đã bị mất giống.
Cách trồng:
Sa sâm bắc ưa đất cao ráo, thoát nước, màu mỡ, tơi xốp,
có độ pH 6,5 - 7, thích hợp nhất là mùn núi, có tầng canh tác dày ở những nơi
khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo. Tuy vậy, cây chưa được trồng lớn. Dưới đây xin
giới thiệu cách trồng của Trung Quốc để tham khảo.
Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt được lấy ở cây 2
năm tuổi. Vào tháng 6 - 7, khi quả chín có màu vàng nâu thì thu về, phơi khô, bảo
quản cẩn thận đến tháng 9-10 hoặc tháng 1 - 2 năm sau đem gieo. Trước khi gieo,
cần ngâm hạt trong Boóc-đô 0,5 - 0,7% trong 10 phút để phòng trừ nấm bệnh, sau
đó vớt ra, rửa sạch, để ráo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ưcím, sau
đánh cây con đi trồng.
Đất cần cày bừa kỹ, đập nhỏ, lên luống cao 30 - 35cm,
rộng 70 - 90 cm.
Mỗi hecta cần bón lót 20 tấn phân chuồng, 200 kg
supe lân, 100 kg kali hoặc 300 kg tro thảo mộc. Tốt nhất nên bón phân theo rạch,
sâu 5-7 cm, cách nhau 20 cm. Sau đó, gieo hạt, phủ đất dày 2 cm rồi tưới nước.
Khi hạt mọc thì tỉa dần, định khoảng cách cuối cùng từ 15 đến 20 cm.
Nếu gieo hạt ở vườn ươm, khi cây con có 3 - 4 lá thật,
đánh ra trồng. Cách làm đất, bón phân và khoảng cách trồng giống như gieo thẳng.
Sa sâm trồng 2 năm mới được thu hoạch. Mỗi năm cần
bón thúc phân 2 - 3 lần. Năm đầu, lần thứ nhất bón vào lúc cây có 3 - 4 lá thật,
lần thứ hai vào tháng 5 - 6 và lần thứ ba vào tháng 7-8. Năm thứ hai bón vào
các tháng 2 - 3, 5 - 6 và 7 - 8. Tốt nhất là bón thúc bằng nước phân chuồng, nước
giải ngâm kỹ hoặc NPK (1:2) với lượng 100 kg/ha/lần. Ngoài ra, đầu mùa đông thứ
nhất, nên bón thêm 10-15 tấn phân chuồng mục.
Sa sâm bắc hay bị bệnh đốm nâu hại lá và hoa, nhất
là lúc mưa nhiều, độ ẩm cao. Vì vậy, cần thường xuyên xới xáo, thoát nước kịp
thòi để đất luôn tơi xốp, thông thoáng và định kỳ phun Booc-dô 1% dể phòng trừ.
Vào tháng 11-12 năm sau, cây tàn lụi, có thể thu hoạch.
Rễ củ thu về cần rũ sạch dất, nhúng vào nước sôi vài phút, bóc vỏ rồi phơi hay
sấv khô. Chú ý không nhúng quá lâu, rẻ bị gãy, nhúng quá nhanh, khó bóc vỏ.
Bộ phận dùng:
Rễ (Radix Glehniae).
Thành phần hóa học:
Rễ sa sâm bắc chứa tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol,
polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin: bergapten, xanthotoxol, xanthotoxin,
imperatorin, isoimperatorin, psoralen, 8-geranyloxypsoralen, aloiso-imperatorin,
marmesin, scopoletin, [8 - (1, 1- dimethylalyl-5-hydroxypsoralen], [7- O - (3,
3- dimethylalyl) scopoletin (Trung dược từ hải I, 1993].
Ở Nhật Bản, sa sâm bắc được phân loại thành 2 typ:
lyp N và typ S. Typ N mọc ở phía bắc và chứa hơn 0,1% furocoumarin như
imperatorin, isoimperatorin và 8-geranylpsoraien. Typ S mọc ở phía nam chứa dưới
0,1% các hợp chất nói trên. Ngoài ra, cả 2 typ đều có panaxydol.
Tỷ lệ giữa panaxydol và furocoumarin là 0/2 ở typ N
và 10/100 ở typ S. (Itoh Akiko và cs, 1997).
Quả chứa phelopterin, dầu béo, acid petroselinic. Quả
tươi chứa imperatorin. (Trung dược từ hải I, 1993).
Tác dụng dược lý:
-Tác dụng hạ sốt, giảm đau: Dạng chiết bằng ethanol
từ sa sâm bắc trên thỏ bình thường cũng như trên thỏ gây sốt thực nghiệm đều có
tác dụng hạ sốt. Trên thỏ gây cảm giác đau bằng phương pháp kích thích điện tủy
răng, thuốc có tác dụng giảm đau.
-Tác dụng đối với tim mạch: Dạng chiết nước sa sâm bắc
thí nghiệm trên tim ếch cô lập với nồng độ thấp có tác dụng tăng cường co bóp,
nồng độ cao ức chế co bóp dẫn đến tim ngừng đập; Nhưng hiện tượng này có thể hồi
phục. Đối với tim ếch tại chỗ, thuốc cũng có tác dụng tương tự.
Trên thỏ gây mê, dịch chiết nước sa sâm bắc tiêm
tĩnh mạch có tác dụng gây tăng huyết áp, tăng hô hấp. Khi cắt dây thần kinh phế
vị, tác dụng trên vẫn tồn tại.
-Tác dụng đối với hệ miễn dịch. Polysaccharid của sa
sâm bắc cũng như hydrocortison có tác dụng ức chế miễn dịch.
Tính vị, công năng:
Sa sâm bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào 2
kinh phế, vị, có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, ích vị, sinh tân, khử đờm.
Công dụng:
Sa sâm bắc được dùng chữa phế nhiệt ho khan, ho lâu
ngày, lao phổi đờm có máu.
Liều dùng:
Ngày 12 - 20g, dưới dạng nước sắc, cao hoặc viên
hoàn. Chú ý: bệnh nhân ho phong hàn, vị hư không được dùng.
Bài thuốc có sa sâm bắc:
1. Chữa hư lao, thổ huyết, nóng sốt, gầy gò, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở:
Sa sâm bắc và mạch môn mỗi vị 20g. Sắc nước uống.
2. Chữa âm hư hỏa viêm, ho không có đờm, ho lao, sốt, miệng đắng, khát:
Sa sâm bắc, mạch môn đông, tri mẫu, xuyên bối mẫu,
thục địa, miết giáp, địa cốt bì, mỗi vị 120g. Chế thành viên hoàn hoặc dạng
cao. Mỗi buổi sáng uống 10g với cháo trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm
thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 Comment:
Post a Comment