SA NHÂN TRẮNG
Tên khoa học:
Amomum villosum Lour.; Họ Gừng
(Zingiberaceae).
Tên khác:
Dương xuân sa.
Tên đồng nghĩa:
Amomum echinosphaera
K.Schum.; Amomum villosum var. villosum; Cardamomum villosum (Lour.) Kuntze; Elettaria villosa (Lour.) Miq.; Zingiber
villosum (Lour.) Stokes
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây thảo, cao 1 - 3 m. Thân rễ mọc bò, chằng chịt
trên mặt đất. Lá không cuống mọc so le, dài 30 - 40 cm, rộng 5 - 9 cm, gốc
tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, hai mặt
nhẵn; lưỡi bẹ nguyên.
Cụm hoa mọc ở thân rễ thành bông, có 5 - 11 hoa màu
trắng; lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong có hai răng nhỏ; đài dài
1,5 - 2 cm, có 3 răng; tràng dài 2-2,5 cm, chia 3 thùy, thùy giữa hình khum,
hai thùy bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kính 1,6-2 cm, có sọc đỏ tía ở
giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia hai thùy nhỏ gập ra phía sau, chỉ nhị
dài bằng bao phấn; bầu gần hình cầu, có lông mịn.
Quả hình cầu, có gai mịn, nguyên hoặc xẻ đôi, chia 3
ô; hạt có áo sần sùi.
Mùa hoa : tháng 4-5; mùa quả : tháng 6 -7.
Loài Amomun
villosum Lour. Còn chia làm hai thứ:
- A. villosum
Lour. var. villosum T.L. Wu ex Senjen
Chen. Sa nhân vỏ đỏ. vỏ có màu đỏ nâu từ non đến già, khi chín khó tách vỏ
thành 3 mảnh.
- A. villosum
Lour. var. xanthioides (Wall.) T. L.
Wu ex Senjen Chen. Sa nhân vỏ xanh. Quả non màu xanh lục, khi chín màu vàng lục.
vỏ quả dễ tách thành 3 mảnh
Phân bố, sinh thái:
Sa nhân trắng phân bố rộng rãi ở Quảng Tây, Vân Nam,
đảo Hải Nam (Trung Quốc), Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Ở Việt Nam, so với các loài cùng chi, sa nhân trắng
được coi là cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố phổ biến khắp các tỉnh từ
vùng núi (độ cao dưới 1000 m) đến trung du ở miền Bắc cũng như miền Nam. Theo kết
quả điều tra nghiên cứu và thống kê của Viện Dược liệu từ năm 1961 đến nay, sa
nhân trắng được ghi nhận ở 38 tỉnh thành phố, với phạm vi phân bố không liên tục
lên đến hàng ngàn hecta rừng. Nhiều vùng sa nhân trắng mọc khá tập trung, được
phát hiện ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú
Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Phú Yên, Đắc Lắc và Kon Turn.
Sa nhân trắng ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm.
Ở các tỉnh miền núi giáp biên giới phía bắc hoặc ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam -
Trung Quốc, nơi có khí hậu thiên về á nhiệt đới, cây vẫn sinh trưỏng, phát triển
tốt. Điều đó khẳng định sa nhân trắng là loại cây có khả năng thích nghi khá rộng.
Cây đặc biệt ưa ẩm, chịu bóng và có thể ưa sáng, thưòng mọc tập trung thành đám
ở ven rừng, dọc theo hành lang ven suối, ven các lối đi trong rừng. Đôi khi, thấy
cây còn sót lại trong các bò nương rẫy. Ở những nơi có cây phân bố tập trung
thường là các kiểu rừng thường xanh ẩm, nhưng đã trở nên thứ sinh với độ tàn
che khoảng 20 - 40%. Sa nhân trắng mọc xen lẫn với một vài loài câv bụi và dễ lấn
át các loài cỏ quyết khác.
Sa nhân trắng ra hoa quả hàng năm, mùa hoa ở các tỉnh
phía nam thường sớm hơn ở các tỉnh phía bắc từ 20 đến 30 ngày. Tuy nhiên, sự ra
hoa kết quả hàng năm của cây rất thất thường, ở những lô trồng thí nghiệm cũng
như khoanh nuôi tự nhiên (thuộc đề tài KY-02-04) tại Bình Định, Hoà Bình và
Thái Nguyên, từ năm 1992 - 1996, có 2 năm cây ra hoa nhiều nhưng không thu được
quả nào. Hiện tượng này cho đến nay chưa được nghiên cứu và giải trình một cách
cụ thể.
Khả năng tái sinh chồi tự nhiên của sa nhân trắng
cũng đã được xác định là tăng theo cấp số nhân, giống như loài sa nhân tím.
Cách trồng:
Giống như sa nhân tím.
Bộ phận dùng:
Quả sa nhân trắng thu hái lúc gần chín, bóc vỏ lấy
khối hạt màu trắng, phơi khô. Có thể chế biến như sau:
- Sa nhân sao : Để cả quả, hay bóc vỏ lấy hạt, sao
vàng đến khi có mùi thcfm. Có thể sao sém cạnh hoặc sao đen.
- Sa nhân chích muối : Sa nhân trắng 10 kg, muối ăn
1,5 kg, nước vừa đủ. Hoà muối vào nước, khuấy cho tan, đổ sa nhân vào ngâm 30
phút cho ngấm hết muối, rồi sao cho khô vàng. Có thể sao sa nhân đến khi có mùi
thơm, vẩy nước muối vào, rồi tiếp tục sao đến khô.
- Sa nhân chích gừng : Sa nhân trắng 10 kg, gừng
iươi 1 kg. Rửa sạch gừng, cắt lát, giã nát vắt lấy nước cốt. Thêm nước giã tiếp
làm nhiều lần để vắt Mệt dịch gừng rồi tẩm đều vào sa nhân. Khi dược liệu hút hết
dịch gừng, sao cho khô.
Thành phần hóa học:
Quả sa nhân trắng chứa tinh dầu với hàm lượng 2 -
3%. Tinh dầu có các chỉ số sau: d20o20 0,9654 ; α20D+41,62
; n20D 1,4736; chỉ
số acid 2,14; chỉ số ester 108,6. Quy ra acetat bornyl : 38,6% ; chỉ số ester
sau khi acetyl hóa 158,2 quy ra borneol 45,4%. Hằng số điện môi 7,11.
Thành phần tinh dầu sa nhân trắng gồm D-camphor
(33,2%), D-bornyl acetat (26,5%), borneol (19,4%), D-limonen (7%) camphen (7%),
paramethoxy trans-cinnamat, phellandren (2,3%) pinen 1,1% (Lê Tùng Châu, công
trình NGKH Viện Dược liệu 1972-86 trang 184).
Theo Prosea 1999, quả sa nhân trắng có 3% tinh dầu gồm
bornyl acetat (34%) camphor (27%) borneol (13%) camphen (10%) limonen (7%) và một
lượng nhỏ α và β pinen và myrcen.
Tinh dầu sa nhân trắng trồng ở Vân Nam có ethyl octacosat,
docosyl hexylat, stigmast 4 ene 3 dion. β-sitosterol, daucosterol và emodin.
Monoglucosid được tìm thấy trong cành của cây (Fan.
Xin - Du Yuanching).
Liu Mixing, Wang Wei đã phân tích sắc ký tinh dầu sa
nhân trắng (GC. MS ; GC. FTIR) và tách được 38 thành phần gồm các monoterpen,
sesquiterpin, terpenoxyd của translinalol và caryophylen.
Các nguyên tố vi lượng là Zn, Cu, Co cũng phát hiện
được trong quá trình chế biến (Jiang. Lin; Li Zhengyu).
Hoang Shaoqyan và cộng sự lại cho rằng hàm lượng của
Mn, Zn có khác nhau tùy theo vùng.
Tác dụng dược lý:
Trong thử nghiệm in vitro, tinh dầu sa nhân trắng có
tác dụng ức chế các vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm: Bacillus subtilis, Bacillus
mycoides, Diplococcus pneumoniae,
Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella
typhi và có tác dụng diệt amip trên Entamoeba
moshkowskii với nồng độ ức chế thấp nhất là 1:2560.
Cao nước của một chế phẩm thuốc cổ truyền Triều Tiên
được bào chế từ hạt sa nhân trắng, nhân sâm, cam thảo, kim ngân và một số dược
liệu khác, có tác dụng làm tăng thời gian sống của chuột nhắt trắng được cấy
sarcom 180 trong phúc mạc, và làm giảm có ý nghĩa độc tính gây chết của
cis-platin (45 µ,mol/kg tiêm dưới da) và tác dụng độc hại thận của cis-platin
(35 µmol/kg tiêm dưới da) ở chuột nhắt và chuột cống trắng. Hồng cầu và bạch cầu
giảm đáng kể ở chuột cống trắng điều trị với cis-platin, trong khi ở chuột điều
trị vói cis-platin cùng với chế phẩm thuốc, độc tính về huyết học của
cis-platin (35 µmol/kg tiêm dưới da) giảm rõ rệt.
Bài thuốc gồm hạt sa nhân, câu đằng, lá tre non và 7
dược liệu khác đã được áp dụng cho 32 bệnh nhân được chẩn đoán có xơ mỡ động mạch
ỏ lứa tuổi trên 45, có cholesterol máu từ 220 mg% trở lên, trong đó 12 bệnh
nhân có kèm theo tăng huyết áp. Thuốc được dùng uống dưới dạng viêm hoàn trong
30 - 60 ngày. Kết quả có 22/32 bệnh nhân đạt kết quả tốt, và 9/32 người đạt kết
quả vừa. Kết quả tốt hơn ở bệnh nhân có tăng cholesterol máu mà không kèm theo
tăng huyết áp. Có bệnh nhi sốt cao, đi ngoài ra phân có chất nhầy và máu, và
sau đó không nói và tay chân không cử động được, đã được uống bài thuốc Lục
quân gia giảm gồm sa nhân 4g, rau má 10g; đảng sâm, thổ phục linh, bạch giới tử,
mỗi vị 8g; bạch truật, bạch biển đậu, đương quy, bạch thược, mỗi vị 6g; cam thảo,
trần bì, thạch xương bồ, mỗi vị 4g. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi đã
bình phục, nói và đi lại được. Trong một thử nghiệm lâm sàng, hạt sa nhân có hiệu
quả điều trị rõ rệt trên viêm loét dạ dày - tá tràng.
Tính vị, công năng:
Sa nhân trắng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3
kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực,
an thai.
Công dụng:
Sa nhân trắng là vị thuốc kích thích và giúp tiêu
hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn oẹ, động
thai, kiết lỵ thuộc hàn. Ngày dùng 3 - 6g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Còn được dùng làm gia vị và chế rượu mùi.
Kiêng kỵ:
Âm hư, nội nhiệt không nên dùng. Dùng ngoài hạt sa nhân trắng, giã nhỏ thành bột,
chấm vào răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm để chữa đau răng. Thân rễ của
cây (10g) cắt nhỏ, ngâm với 100 ml rượu trong 15 ngày, dùng xoa bóp hàng ngày
chữa tê thấp.
Ở Trung Quốc, sa nhân trắng được dùng trị rối loạn về
dạ dày và tiêu hóa, nôn, ăn không ngon, khó tiêu, cơn đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài tác dụng bổ, gây trung tiện, làm dễ tiêu, sa nhân trắng còn là thuốc điều
kinh và hạ sốt. Đôi khi được chỉ định để chữa lao có khái huyết, bệnh gan, tử
cung và thấp khớp. Hạt sa nhân trắng thường có trong thành phần các thuốc lợi
tiêu hóa, trị ho và cảm lạnh.
Bài thuốc có
sa nhân trắng:
1. Chữa tiêu chảy cấp tính:
a) Sa nhân 8g; hoắc hương 12g; vỏ vối 10g; vỏ rụt,
trần bì, hương phụ, hạt vải, mỗi vị 8g. Tán bột, làm viên, uống ngày 10g; hay sắc
uống ngày một thang.
b) Sa nhân 12g; bạch biển đậu 20g; thảo quả, ô mai,
sắn dây, mỗi vị 12g; cam ihảo 6g. Tán bột làm thành viên, mỗi ngày uống 20g với
nước chè đặc.
2. Chữa tiêu chảy mạn tính:
a) Sa nhân 8g; bố chính sâm, củ mài, ý dĩ sao, mỗi vị
12g; trần bì 8g; gừng khô, vỏ rụt, mỗi vị 6g. sắc uống, ngày một thang.
b) Sa nhân 6g; bạch truật, đảng sâm, hoài sơn sao, ý
dĩ sao, mỗi vị 12g; phục linh, trần bì, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống, ngày
một thang.
3. Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng:
a) Sa nhân 8g; hương phụ 10g; diên hồ sách, khổ luyện
tử, mỗi vị 8g; trầm hương, chích cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
b) Sa nhân 10g; lá khôi 20g; sâm Bố Chính 12g; mộc
hương 10g; bán hạ chế, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa phụ nữ hay bị sẩy thai:
Sa nhân 8g; đảng sâm 16g; bạch truật, thục địa, bạch
thược, tục đoạn, mỗi vị 12g; phục linh, đương quy, hoàng cầm, mỗi vị 8g; xuyên
khung 6g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
5. Chữa rối loan tiêu hóa kéo dài ở trẻ em:
Sa nhân 20g; ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, đảng sâm, bạch
biển đậu, mỗi vị 100g; cốc nha 30g; trần bì, nhục khấu, mỗi vị 20g. Ba vị : sa
nhân, trần bì, nhục khấu sắc nước đặc, các vị khác tán bột mịn, làm thành dạng
cốm. Trẻ em 1-3 tuổi, ngày uống 12 - 16g chia 2 lần (Cốm bổ tỳ).
6. Chữa tăng huyết áp:
Sa nhân 6,6g, đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g, cam thảo
6,6g. Khi có bệnh tim, thêm quế 6,6g. sắc uống ngày một thang.
7. Phòng chống sốt rét:
Sa nhân vài hạt nhấm ãn hay ăn trầu với sa nhân và
nuốt nước.
8. Chữa chứng tăng cholesterol máu:
Sa nhân 8g; phòng đảng sâm, dây câu đằng, củ chóc
(chế), mỗi vỊ 15g; củ tóc tiên (bỏ lõi), thạch cao, bạc hà (hoặc phòng phong),
vỏ quýt, mỗi vị 12g; cúc hoa vàng, lá tre non, mỗi vị 10g. Làm thành viên hoàn,
ngày uống 20 - 30g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm
thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 Comment:
Post a Comment