THUỐC CAO ĐỘNG VẬT
A. ĐỊNH NGHĨA
Cao động vật là một loại dược phẩm chế từ sừng, xương, mai
hoặc thịt các động vật. Cao động vật ở thể dẻo, sờ không dính tay, đóng thành từng
bánh 100g như: Cao Ban long, cao Khỉ, cao Hổ... hay cao mềm sờ dính tay như cao
Quy bản, cao Miết giáp...
Cao động vật còn một loại cao gọi là cao Toàn tính. Cao Toàn
tính là loại cao dùng gần hết toàn bộ con vật (xương, thịt, da) để nấu, vật thường
dùng là Khỉ, Dê, Trăn...
B. KỸ THUẬT NẤU CAO
1. Nguyên tắc nấu cao động vật.
Căn bản cũng giống như nấu cao thảo mộc.
Gồm 3 giai đoạn;
- Chuẩn bị dược liệu: Chọn, rửa, làm nhỏ, tẩm, sao.
- Chiết lấy hoạt chất bằng nước sôi liên tục.
- Cô đặc.
Nhưng trong việc nấu cao động vật có một số kỹ thuật riêng
quan trọng, khác với cao thảo mộc.
Phương pháp nấu các loại cao động vật đều giống nhau, chỉ phần
tẩm sao từng loại xương hoặc sừng có khác nhau và thay đổi theo từng địa
phương.
2. Dụng cụ dùng để nấu cao động vật,
- Thùng nhôm hoặc thép không rỉ (inox) có dung tích khoảng
150-2001ít.
- Cưa để cưa xương, sừng.
- Dao to để chẻ nhỏ xương, sừng.
- Bàn chải tre hay lông thép để chải xương, sừng.
- Nạo bằng sắt để nạo xương, sừng.
- Rọ bằng tre đan, chiều cao bằng chiều cao của thùng nấu.
- Gáo để múc dịch chiết.
- Săm để khuấy như chiếc bơi chèo.
- Chảo nhôm hay inox có thành cao 0,30-0,40m, đường kính
0,5-0,6m để cô cao.
- Nồi hay thùng to để đựng nước sôi.
- Khay men hay mâm (nhôm, inox) để đổ cao.
- Vải mềm để che ruồi, nhặng.
- Vải lọc dịch chiết (cao).
- Giá lọc.
- Chậu nhôm hay inox 20 lít để chứa dịch chiết.
Trên đây là dụng cụ cần thiết để nấu một mẻ 40-50kg xương
hay sừng. Tuỳ theo nấu nhiều hay ít mà lựa chọn dụng cụ cho vừa.
Ngoài các dụng cụ trên ta còn phải chuẩn bị các nguyên liệu
như Gừng, Rượu trắng 30-40°, lá Ngải cứu, Giấm... để ngâm tẩm xương, dầu, mỡ để
xoa vào khay hay mâm để đổ cao cho khỏi dính.
Những nguyên liệu để tẩm ngâm này thay đổi tuỳ theo kinh
nghiệm từng vùng.
3. Nguyên liệu dùng nấu cao động vật
Theo kinh nghiệm của nhân dân và Đông y người ta hay dùng
các xương thú rừng như: Xương Hổ để nấu cao Hổ (Hổ cốt), xương Gấu để nấu cao Gấu,
xương Khỉ nấu cao Khỉ, xương Báo nấu cao Báo, xương Nai, xương Sơn dương để nấu
cao Sơn dương, xương Ngựa nấu cao Ngựa, xương Trăn để nấu cao Trăn hoặc dùng
toàn bộ con vật để nấu cao như Khỉ, Sơn dương, gọi là cao Khỉ, cao Sơn dương
toàn tính...
Mới đây có nơi dùng xương các loại súc vật nuôi ở nhà để nấu
cao như: Xương Trâu, Bò, Chó, Gà, Dê...
Công dụng: Cao
xương động vật nói chung được dùng làm thuốc bổ dưỡng cơ thể và trị bệnh rất được
nhân dân tín nhiệm và ưa chuộng. Dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược,
kém ăn, mất ngủ, gầy yếu...
Một vài loại cao có những tác dụng chữa bệnh đặc biệt như
Cao Hổ, cao Trăn chữa bệnh tê thấp. Cao Ban long chữa đau dạ dày. Cao Khỉ chữa
các bệnh đau nhức mỏi các bắp thịt.
Bảo quản: Cao
xương động vật nói chung phải được bảo quản ở nơi khô mát, kín .
C. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP NẤU MỘT SỐ CAO ĐỘNG VẬT
Cao xương hổ (Cao hổ cốt)
1. Chuẩn bị dược liệu:
a. Chọn
xương:
Loại riêng những xương khác thường lẫn vào (người đảm nhiệm
việc chọn cần được học tập thực tế một thời gian cho thành thạo). Xưa nay quan
niệm chỉ quý xương hổ to, cả bộ xương phải nặng trên 7kg (xương lấy về có thể gác
bếp để dành hàng năm rồi mới dùng để nấu cao cũng được).
b. Xử
lý xương:
Xương chọn xong, đem đun sôi 30 phút với nước, dùng đũa khuấy
đánh lộn hàng giờ cho lóc hết thịt và gân còn dính ở xương, dùng bàn chải tre
hay lông thép chải, cọ cho hoàn toàn hết thịt, gân. Rửa lại nhiều lần bằng nước
sạch.
Xương làm sạch xong đem phơi nắng (nắng to) hoặc sấy 50-60°C
cho khô. Phơi nắng thì xương trắng đẹp và hoàn toàn không có mùi tanh, tốt hơn.
- Trước đây người ta bỏ xương còn dính thịt gân vào một dọ
tre thật chắc, đem ngâm trong một dòng suôi nước chảy trong 15-20 ngày thịt gân
rữa hết và trôi theo dòng suôi, sau đó treo dọ lên cành cây cho khô. Người xưa
giải thích làm như vậy là để "khu phong" nghĩa là loại bỏ các khí xấu,
(có lẽ là để bay hết mùi hôi thôi).
- Xương phơi sấy khô đem cưa thành từng đoạn 10cm, chẻ nhỏ,
dùng nạo sắt nạo hết tuỷ và lượt xương xốp ở trong đem rửa sạch rồi ngâm tẩm.
Trước đây người ta đem ngâm với nước luộc rau cải hoặc nước
lá Ngải cứu một ngày một đêm, xong lấy ra rửa lại nhiều lần bằng nước rồi ngâm xương
vào rượu Gừng. Hiện nay thường người ta chỉ ngâm rượu Gừng (tỷ lệ rượu, Gừng,
xương: 50kg xương thì dùng 5 lít rượu 40° và 1kg Gừng).
2. Chiết xuất lấy hoạt chất.
Xếp xương vào thùng nhôm hay inox giữa đặt một dọ tre (hoặc
ông nhôm hay inox có đục nhiều lỗ nhỏ) để múc dịch chiết ra, có nơi dùng thùng
nhôm hay inox có vòi ở gần đáy thùng để lấy dịch chiết (cũng có thể dùng xi
phông). Đổ nước vào cho ngập xương chừng 10cm. Cần chuẩn bị thêm một thùng nước
sôi để sẵn sàng có nước sôi tiếp thêm vào thùng xương khi cạn.
Đun sôi liên tục trong 24 giờ, cạn nước, cho thêm nước sôi
vào, luôn luôn giữ cho nước ngập xương. Sau 24 giờ thì rút nước chiết lần thứ
nhất đem cô riêng. Tiếp tục thêm ngay nước sôi vào thùng xương cho ngập như trên
và đun sôi liên tục trong 24 giờ nữa, cạn cho thêm nước sôi, rút lấy dịch chiết
lần thứ hai, đem cô riêng (cô ngay và cô liên tục cho thành cao đặc 2 dịch chiết
đầu).
Tiếp tục thêm nước sôi vào thùng xương, đun sôi liên tục 24
giờ nữa, rút lấy dịch chiết lần ba, đem cô cho đến khi gần được thì tập trung cả
số cao của hai nước chiết đầu đánh thật đều, tiếp tục cô cho tới khi được cao.
Kinh nghiệm thực tế là lấy một mảnh xương trong thùng chiết
dùng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) bẻ nhẹ mà gãy được là cao đã
chiết hết. Nếu bẻ chưa gãy là chưa hết cao.
3. Cô đặc.
Các dịch chiết ra phải cô ngay trên lửa nhỏ và đều. Nếu lửa
to quá cao sẽ sôi trào ra rất nhanh, lửa nhỏ quá nước bốc hơi chậm, cao lâu đặc
sẽ hỏng. Có nơi dùng phương pháp cô cách cát để giữ cho sức nóng đều và vẫn nóng
nhiều. Dùng chậu inox hay thùng nhôm có thành thấp đặt lên trên bếp lò có một lớp
cát dày khoảng 10cm. Ngay từ khi bắt đầu cô phải hết sức chú ý đề phòng cháy,
bén, khê cao, nhất là khi cao đã hơi đặc phải luôn luôn nạo vét chậu cô (đánh
luôn tay thì cao mới không bén). Rút bớt lửa, cố liên tục, đánh liên tục, đến
khi chọc que đánh vào cao kéo một mảng cao lên thì cao kéo dài ra thành sợi và
không rơi tuột xuống chậu cô nữa là được (cao này để bốc hơi đến nguội, kiểm
nghiệm sẽ thấy tỉ lệ nước còn lại là 10-15%, nếu trên 15% thì cao sẽ khó bảo quản.
Khi cao đã được, bắc ra đổ vào khay đã bôi dầu Lạc hay mỡ
cho khỏi dính. Để vừa nguội thì cắt ngay thành miếng 110g (vì cao còn tiếp tục
bốc hơi sẽ còn 100g). Hiệu suất trung bình là 100kg xương cho chừng 30-35kg
cao.
4. Bảo quản:
Gói kín để nơi khô và mát.
Ghi
chú: Hổ là loài động vật quý hiếm, được ghi vào sách đỏ, cấm săn
bắn nên ngày nay không dùng cao Hổ để chữa bênh nữa.
Cao xương khỉ, xương gấu, gạc hươu, gạc nai và xương động vật khác
Phương pháp nấu nói chung cũng như xương Hổ, chỉ khác là
xương Khỉ sau khi làm sạch và chẻ nhỏ thì ngâm với nước lá Ngải cứu một đêm rồi
vớt, đãi bỏ Ngải cứu, Gạc Hươu, gạc Nai phải luộc trước bằng nước phèn chua 1%
trong 10-15 phút rồi cạo hoặc đánh rửa bằng bàn chải sắt cho hết đen rồi cưa
thành từng khúc 8-10cm, chẻ làm 2 hoặc 3 mảnh, khi cưa chú ý thu hồi mùn cưa
gói vào vải để nấu cùng với gạc cho khỏi phí (nếu không gói mùn lại thì bột lắng
xuống đáy thùng làm cao dễ bị bén khê).
Cao quy bản
Đem ngâm yếm Rùa với nước phèn chua 5% để gân thịt còn sót lại
rữa ra, cạo cho hết (có thể đem luộc để loại thịt dễ dàng), đem rửa sạch cho hết
mùi tanh, hôi. Phơi khô, đập nhỏ, tẩy rượu, đun với nước 3 ngày 3 đêm như nấu
cao Hổ. Lọc loại bỏ bã, nước lọc đem cô như cô cao Hổ và đổ vào khay để nguội cắt
thành từng miếng 100g.
Trước đây còn nấu phôi hợp Quy bản với gạc Nai, gạc Hươu và
một số vị thuốc như Khởi tử, Đẳng sâm. Gọi là cao "Nhị Giao tiên".
Cách nấu cũng như trên.
Cao miết giáp
Đem mai Ba Ba ngâm với tro bếp (tro rơm, rạ, củi) và nước
trong một đêm, lấy ra rửa sạch rồi tẩy rượu (có thể dùng rượu Gừng: Gừng 50g,
rượu 40° 1000ml). Đập nhỏ nấu với nước như nấu cao Hổ và Quy bản.
D. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG NẤU CAO XƯƠNG, SỪNG ĐỘNG VẬT.
- Hoạt chất trong xương và sừng chiết bằng nước sôi nên phải
giữ cho sôi liên tục không ngắt quãng.
- Dịch chiết khi loãng rất dễ nhiễm khuẩn lên men thôi và độc
cho nên lấy ra phải cô ngay, cô liên tục, nhiệt độ khi cô phải đảm bảo 70°C trở
lên.
- Trước đây người ta còn chú ý bảo đảm mặt cao cho đúng quy
cách, từ lâu đời đã định là: Khi cắt ngang miếng cao thì cao phải có hai lớp, lớp
gần mặt có màu nâu hơi vàng, lớp dưới nâu đen. Kinh nghiệm làm như sau:
Mỗi nước chiết cô đến gần được thì để yên hoặc nạo vét nhẹ
nhàng trên lửa rất nhỏ, chừng 2-3 giờ cho mặt cao nổi lên, hớt lấy để riêng.
Sau khi trộn và cô cả 3 nước chiết xong sẽ lấy phần hớt để riêng đổ vào chậu
cô, khẽ khuấy cho tan đều và vẫn nổi trên mặt. Chú ý vẫn nạo vét nhẹ để cao khỏi
bén. Khi đổ cao ra khay cũng chú ý không làm lộn mặt cao. Để nguội sẽ được một
mặt cao vàng nâu và bóng đẹp. Có người cho phần này là bổ nhất và tác dụng mạnh
nhất trong cao. Ngày nay nhiều cơ sở không chú ý động tác này, cứ đánh đều liên
tục từ đầu đến cuối nên không đảm bảo được mặt cao đúng, như các sản phẩm cổ
truyền đã được nhân dân quen dùng và ưa thích.
Bã xương còn lại chứa nhiều các muôi calci, không nên bỏ đi
mà nên thu lại để chế thành muối tricalci phosphat dùng làm nguyên liệu chế cốm
calci là thuốc bồi bổ chữa bệnh còi xương và chậm lớn của trẻ em cũng như dùng
làm thuôc bổ sung calci cho cơ thể.
- Lò nấu cao: Nên đắp lò có 3 bếp để tận dụng hết nhiệt lượng.
Một bếp chính để nấu xương, một bếp bên để cô và một bếp để đặt thùng nước sôi.
E. CAO TOÀN TÍNH
Cách nấu cao toàn tính: Giết chết con vật, nhúng nước sôi
làm sạch lông, mổ, bỏ hết phủ tạng và óc, loại hết mỡ. Chặt từng miếng nhỏ
ngang, dọc 5cm. Tẩm Gừng hay Sa nhân (100g Gừng cho 10kg thịt) bóp kỹ chừng 30
phút, sau đó tẩm Rượu (100ml rượu trắng 40o cho 10kg thịt) trong 2
giờ. Cho vào nấu nước sôi liên tục trong 24 giờ. Cạn cho thêm nước sôi (nước
luôn luôn ngập thịt khoảng 5cm) chắt lấy nước. Lọc nóng qua 4 lần vải xô, vắt
kiệt lấy nước đem cô riêng ở nhiệt độ 70°c. Vớt bã ra đánh cho róc hết thịt còn
lại. Rửa sạch xương, xong lại cho vào nồi nấu thêm 2 nước nữa, mỗi nước hầm sôi
liên tục trong 24 giờ. Lấy dịch chiết ra như cao xương nói trên. Đem cô, cáe dịch
chiết này cho gần đặc rồi đem trộn cùng với nước cô đầu tiên. Tiếp tục cô đến đặc
như cao Hổ và cao Ban long.
Chú ý:
- Loại cao toàn tính thường tanh khó uống do đó khi nấu phải
tẩm bóp Gừng hay Sa nhân và Rượu cho thật kỹ. Có thể cho thêm Đương quy, Xuyên khung,
Ba kích để tăng tác dụng và làm cho cao có mùi thơm dễ uống
- Có nơi nấu kỹ cầu kỳ, người ta lọc hết da thịt nấu riêng,
xương nấu riêng. Khi cao gần được mới đem trộn các nước chiết lại rồi cô chung.
TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002
TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002
0 Comment:
Post a Comment